[THAY ĐỔI THÓI QUEN – THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI] – Cách tạo thói quen mới?
Vào một ngày đầu những năm 1900, Claude C. Hopkins, một
nhà quản trị xuất chúng người Mỹ đã được gặp một người bạn cũ đang có ý tưởng
kinh doanh mới. Bạn của ông đã tìm thấy một sản phẩm độc đáo và thuyết phục ông
về sự thành công của nó sau này. Đó là một loại kem đánh răng, một loại thuốc
pha chế có bọt và có mùi bạc hà với tên gọi “Pepsodent.” Đã có vài nhà đầu tư
ưa mạo hiểm chấp nhận tham gia, một người thì đang nắm giữ các hợp đồng bất động
sản đang rớt giá, người khác thì theo tin đồn đang liên kết với các băng nhóm
xã hội đen, nhưng vụ kinh doanh này hứa hẹn sẽ rất lớn. Vì thế, ông muốn hỏi liệu
Hopkins có đồng ý giúp đỡ họ thiết kế một chiến dịch quảng cáo trên toàn quốc
không.
Vào thời điểm đó, Hopkins đang là người đứng đầu trong một
lĩnh vực kinh doanh đang bùng nổ nhưng không phổ biến trong nhiều thập kỷ trước:
ngành quảng cáo. Ông chính là người đã thuyết phục người Mỹ mua bia Schlitz bằng
cách quảng bá công ty đã dùng hơi nước để làm sạch chai lọ và bỏ qua thực tế rằng
các công ty khác cũng làm điều tương tự. Ông cũng thuyết phục hàng triệu phụ nữ
mua xà phòng Pamolive bằng lời khẳng định Cleopatra đã sử dụng nó, bỏ qua sự phản
đối của các nhà Sử học – Ông đã làm nổi danh Puffed Wheat nhờ câu nói hạt lúa mỳ
được thổi phồng đến 8 lần kích thước bình thường. Ông cũng đã làm cho hàng chục
sản phẩm không nổi tiếng như Quaker Oats, lốp xe Goodyear, máy quét thảm
Bissel, súp đậu Van Camp trở thành sản phẩm phổ biến rộng rãi. Và trong thời
gian đó, nhờ sự giàu có của mình, ông đã dành nhiều trang trong cuốn tự truyện
bán chạy nhất, My Life in Advertising (tạm dịch: Đời quảng cáo của
tôi), để nói về những khó khăn trong việc kiếm được nhiều tiền.
Claude Hopkins nổi tiếng với chuỗi quy luật ông đặt ra để
giải thích cách tạo thói quen mới cho khách hàng. Những quy luật đó làm thay đổi
hoàn toàn các ngành kinh doanh và cuối cùng trở thành kiến thức phổ thông của
các nhà tiếp thị, nhà cải cách giáo dục, chuyên gia sức khỏe cộng đồng, chính
trị gia và giám đốc điều hành. Cho đến hôm nay, những quy luật của Hopkins vẫn
tác động đến mọi thứ từ cách chúng ta mua dụng cụ vệ sinh đến dụng cụ chính phủ
sử dụng để chống lại dịch bệnh. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hình
thành bất cứ thói quen mới nào.
Tuy nhiên, khi người bạn cũ đến tìm Hopkins về việc quảng
cáo Pepsodent, ông không thích thú hay quan tâm cho lắm. Thực sự sức khỏe răng
miệng của người Mỹ đang xuống dốc nhanh chóng. Khi mọi người khỏe mạnh hơn, họ
bắt đầu mua số lượng lớn thức ăn đã chế biến và chứa nhiều đường. Khi chính phủ
bắt đầu kêu gọi lực lượng cho Chiến tranh Thế giới thứ nhất, có quá nhiều lính
mới mắc bệnh sâu răng nên các viên chức đã khẳng định vệ sinh răng miệng không
tốt là một hiểm họa cho an ninh quốc gia.
Theo như Hopkins biết, kinh doanh kem đánh răng là một
hành động tự tử tài chính. Đã có rất nhiều người bán hàng đến từng nhà chào
hàng thuốc bột và thuốc tiên cho răng không rõ nguồn gốc và bị phá sản.
Vấn đề là hiếm có ai mua kem đánh răng vì dù đó là vấn đề
răng miệng quốc gia thì cũng rất ít người đánh răng.
Vì vậy, Hopkins đã suy nghĩ về lời đề nghị của bạn mình
và từ chối. Ông vẫn còn công việc với xà phòng và ngũ cốc, ông nói. “Tôi không tìm
thấy một con đường nào để giải thích cho những người bình thường những lý thuyết
chuyên môn về kem đánh răng”, ông giải thích trong cuốn tự truyện. Nhưng bạn của
ông thì vẫn kiên trì. Ông ấy cứ tìm đến, đánh vào lòng tự trọng của Hopkins cho
đến khi ông đồng ý tham gia.
“Cuối cùng tôi đồng ý tiến hành chiến dịch nếu anh ấy cho
tôi quyền quyết định về vốn trong vòng 6 tháng,” Hopkins viết. Người bạn đã đồng
ý.
Đó là quyết định đầu
tư khôn ngoan nhất trong cuộc đời Hopkins.
Trong vòng 5 năm hợp tác, Hopkins đã đưa Pepsodent trở
thành một trong những sản phẩm được biết đến hàng đầu trên thế giới và cùng lúc
ông đã giúp tạo thói quen chải răng trên khắp đất nước với tốc độ chóng mặt. Chẳng
mấy chốc, mọi người từ Shirley Temple đến Clark Gable đều khoe “nụ cười Pepsodent” của họ. Năm 1930,
Pepsodent được bán ở Trung Quốc, Nam Phi, Braxin, Đức và gần như ở khắp mọi nơi
Hopkins có thể quảng cáo. 10 năm sau chiến dịch Pepsodent đầu tiên, những người
thăm dò ý kiến nhận thấy việc đánh răng đã trở thành một nghi thức đối với hơn
một nửa dân số Mỹ. Hopkins đã giúp đưa việc đánh răng trở thành lề thói hàng
ngày.
Sau này, Hopkins đã tiết lộ bí mật thành công của ông là
ông đã tìm thấy một loại gợi ý và phần thưởng chắc chắn để tạo thói quen chung.
Đó là một phép màu có tác động sâu sắc nên đến hôm nay, những nguyên tắc đơn giản
đó vẫn được sử dụng trong thiết kế trò chơi video, kinh doanh thực phẩm, bệnh
viện và cho hàng triệu người bán hàng trên thế giới. Eugene Paulty dạy chúng ta
vòng lặp thói quen nhưng chính Claude Hopkins mới là người chỉ cho chúng ta
thói quen mới hình thành và phát triển ra sao.
Vậy chính xác Hopkins đã làm những gì?
Trong quyển sách THAY ĐỔI THÓI QUEN – THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI, Tác giả dành hẳn một chương sách để giúp các doanh nghiệp có thể gia tăng doanh số bằng cách ứng dụng những nguyên tắc của THAY ĐỔI THÓI QUEN lên khách hàng – từ đó tạo ra được THÓI QUEN MUA HÀNG của khách hàng dẫn đến việc gia tăng doanh số bán hàng hiệu quả. Bạn có thể tham khảo thêm về quyển sách THAY ĐỔI THÓI QUEN – THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI tại đây: https://tiki.vn/thay-doi-thoi-quen-thay-doi-cuoc-doi-change-your-habits-change-your-life-p9961719.html?spid=89429426