[THAY ĐỔI THÓI QUEN – THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI] – VÒNG LẶP THÓI QUEN? (PHẦN TIẾP THEO)
Bất
kỳ ai cũng có thể sử dụng công thức đơn giản này để tạo thói quen cho mình.
Muốn tập thể dục nhiều hơn? Hãy
chọn một gợi ý, như đến phòng tập thể hình khi vừa thức dậy và một phần thưởng,
như một ly sữa trái cây sau mỗi lần tập. Sau đó, hãy nghĩ về ly sữa trái cây đó
hay lượng hoóc-môn bạn cảm thấy. Hãy cho phép bản thân mong đợi phần thưởng.
Cuối cùng, sự thèm muốn đó sẽ giúp bạn đẩy cửa phòng tập dễ dàng hơn mỗi ngày.
Bạn muốn tạo một thói quen ăn uống mới? Khi
các nhà nghiên cứu liên kết với Sổ đăng ký kiểm soát cân nặng quốc gia – một dự
án với hơn 6.000 người đã sụt hơn 13,6 kg – để xem xét thói quen của những
người ăn kiêng thành công, họ nhận thấy 78% trong số họ ăn sáng mỗi ngày, một
bữa ăn báo hiệu một thời gian trong ngày. Nhưng phần lớn những người ăn kiêng
thành công còn hình dung một phần thưởng xác định khi họ tuân theo khẩu phần ăn
uống – một bộ đồ tắm họ muốn mặc hay cảm giác tự hào khi họ bước lên cân mỗi ngày
– điều họ lựa chọn kỹ càng và thật sự muốn. Họ tập trung vào sự thèm muốn phần
thưởng đó khi có sự cám dỗ đưa sự thèm muốn thành một nỗi ám ảnh nhỏ. Và các
nhà nghiên cứu nhận thấy sự thèm muốn phần thưởng lấn át sự cám dỗ để giảm cân.
Sự thèm muốn dẫn dắt vòng lặp thói quen.
Đối
với các công ty, hiểu được khoa học của sự thèm muốn là một cuộc cách mạng. Có
hàng chục hoạt động hàng ngày mà chúng ta có thể thực hiện nhưng không bao giờ
trở thành thói quen.
Chúng ta nên theo dõi lượng muối và uống
nhiều nước hơn.
Chúng ta nên ăn nhiều rau và ít chất
béo.
Chúng ta nên dùng vi-ta-min và kem chống
nắng.
Thực
tế không thể rõ ràng hơn: Xoa nhẹ một ít kem chống nắng trên mặt mỗi buổi sáng
làm giảm đáng kể khả năng mắc ung thư da. Trong khi mọi người đều chải răng,
dưới 10% dân Mỹ sử dụng kem chống nắng mỗi ngày. Tại sao?
Bởi
không có sự thèm muốn nào làm cho kem chống nắng trở thành một thói quen hàng
ngày. Một vài công ty đang cố gắng sửa chữa điều đó bằng cách tạo cho kem chống
nắng một cảm giác kích thích hay thứ gì đó giúp mọi người biết họ đang dùng nó
trên da. Họ hy vọng nó sẽ gợi nhắc một sự mong đợi cũng giống như sự mong muốn
miệng mát lạnh nhắc chúng ta đánh răng. Họ đã sử dụng mẹo tương tự cho hàng
trăm sản phẩm khác.
“Sự
tạo bọt là một phần thưởng lớn,” Sinclair, nhà quản trị thương hiệu nói. “Dầu
gội không cần phải tạo bọt, nhưng chúng ta thêm hóa chất tạo bọt vì mọi người
mong đợi nó mỗi lần họ gội đầu. Bột giặt cũng tương tự. Và kem đánh răng – hiện
nay mọi công ty đều thêm vào muối na-tri để tạo bọt cho kem. Nó không có tác
dụng làm sạch nhưng mọi người cảm thấy tốt hơn khi có bọt xà phòng xung quanh
miệng. Khi khách hàng bắt đầu mong đợi bọt xà phòng, thói quen đó bắt đầu phát
triển.”
Sự
thèm muốn là điều dẫn dắt thói quen. Và tìm ra cách làm nảy sinh sự thèm muốn
sẽ giúp tạo thói quen mới dễ dàng hơn. Điều đó luôn đúng dù ở hiện tại hay ở
thế kỷ trước. Mỗi tối, hàng triệu người chải răng để có cảm giác kích thích mát
rượi; mỗi sáng, hàng triệu người mang giày đi bộ để có được lượng hoóc-môn mà họ
đã học để mong muốn.
Và
khi trở về nhà, sau khi dọn dẹp nhà bếp hay phòng ngủ, một vài người sẽ phun
một ít Febreze.
Trong
quyển sách THAY ĐỔI THÓI QUEN – THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI, Tác giả chia sẻ cách để một
thương hiệu không chỉ tạo nên THÓI QUEN cho khách hàng mà thêm vào đó thông qua
qua THÓI QUEN như một hoạt động thường xuyên có thể tạo nên VĂN HÓA – và biến
thương hiệu thành BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA ra sao?
Bạn
có thể tìm hiểu thêm về cuốn sách THAY ĐỔI THÓI QUEN – THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI tại
đây: https://tiki.vn/thay-doi-thoi-quen-thay-doi-cuoc-doi-change-your-habits-change-your-life-p9961719.html?spid=89429426