[THAY ĐỔI THÓI QUEN – THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI] THAY ĐỔI THÓI QUEN TRÌ HOÃN – BẰNG THÓI QUEN “BẮT ĐẦU TỪ NHỮNG VIỆC VÔ CÙNG NHỎ”
Lý do SỰ TRÌ HOÃN, bị loại trừ: “Tôi cảm thấy bị quá tải”
Trong tâm lý học, có một thuật ngữ được
gọi là sự cách biệt đồng cảm nóng lạnh. Về cơ bản, nó mô tả hiện tượng là, mặc
dù mọi người có thể phân tích các kế hoạch trong trạng thái “lạnh,” nhưng họ
thường quên đi điều đó khi ở trong trạng thái “nóng,” mà ở đó, họ liên tục bị
cám dỗ. Nó như kiểu bạn hứa mình sẽ không ăn đồ ngọt nữa, nhưng lại không thể
cưỡng lại được khi đi qua cửa hàng bánh ngọt.
Liên quan đến sự trì hoãn, sự cách biệt
đồng cảm nóng lạnh thường ngăn cản chúng ta bắt đầu thực hiện một mục tiêu bởi
bản thân nhiệm vụ đó dường như không thể thực hiện được. Thường thì khi bạn có một mục tiêu đầy thử thách (như dành một giờ mỗi ngày để viết), thì
thật khó để thúc đẩy được ý chí ban đầu nhằm bắt tay vào việc. Khi điều này xảy
ra, bạn sẽ bao biện rằng nhiệm vụ này quá sức với bạn và bạn sẽ làm nó khi bạn
có “thêm thời gian.”
Trên blog của mình, Leo Babauta đã
chia sẻ một giải pháp đơn giản để giải quyết vấn đề này. Ông khuyên chúng ta
nên bắt đầu từ những việc nhỏ nhất. Thay vì lo lắng về việc bao lâu bạn mới tạo
ra được một thói quen, bạn nên chỉ tập trung vào việc chuyển nó thành một hành
động làm hằng ngày – dù cho mỗi ngày bạn chỉ làm một chút.
Ví dụ:
Giả sử mỗi ngày bạn muốn viết được
1.000 chữ. Con số này có thể gây nản lòng nếu bạn không thực hiện nó đều đặn. Mặc
dù vậy, nếu bạn bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, thì việc viết được 100 từ mỗi
ngày trong tuần đầu tiên là điều hoàn toàn khả thi. Trong tuần tới, bạn có thể
viết được 200 từ. Hãy tiếp tục mỗi tuần nâng thêm 100 từ nữa và trong 10 tuần bạn
sẽ tạo được thói quen viết 1.000 từ mỗi ngày.
Thói quen “bắt đầu từ những công việc nhỏ” cũng hiệu quả với những hoạt động
hàng ngày đã được thiết lập. Thông thường, bạn sẽ cảm thấy có một sức mạnh vô
hình cản trở bạn bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ – ngay cả khi bạn đã thực hiện
nó cả nghìn lần. Vậy đâu là giải pháp? Hãy đặt ra cam kết rằng bạn sẽ tập trung
hoàn thành một mục tiêu nhỏ nào đó, và khi nào bạn làm đến đó, bạn có quyền từ
bỏ. Điều thường xảy ra sau đó là bạn sẽ bắt tay vào việc và nhận ra rằng công
việc này cũng không tệ lắm.
Tôi làm điều này mọi lúc khi tôi đi
chạy vào mùa đông. Thật khó để có động lực chạy trong thời tiết giá rét. Vì vậy,
tôi thường kéo mình ra khỏi cửa bằng cách tự nhủ rằng tôi chỉ chạy vài cây số
thôi. Và thường sau khoảng hơn 2 cây số, tôi đã bắt đầu vào guồng chạy và thời
tiết không còn là vấn đề lớn đối với tôi nữa.
Áp dụng thói quen
Bạn có thể áp dụng cách bắt đầu với
những công việc nhỏ trong gần như mọi nhiệm vụ. Bí quyết ở đây là phát triển một tư duy thúc đẩy bản thân làm theo –
ngay cả khi bạn không có hứng thú làm điều đó.
Dưới đây là một vài cách để bắt đầu:
1. Hãy cam kết thực hiện một thói quen hằng ngày mỗi ngày, dù cho bạn có
đang cảm thấy ra sao.
2. Tạo ra một kết quả nhỏ, có thể đo lường được, cho thói quen này.
3. Khi bạn bắt đầu, hãy tập trung vào việc đạt được mục tiêu nhỏ này.
4. Mỗi tuần, hãy tăng thời gian/số lượng/độ dài của nhiệm vụ.
5. Kiên trì thực hiện thói quen ngay cả nếu bạn cảm thấy không khỏe hoặc
thiếu thời gian.
Thông thường, rất khó để lấy được động
lực thực hiện những nhiệm vụ thử thách. Giải pháp nhanh chóng là hãy chấp nhận
bắt đầu bằng những việc nhỏ rồi xây dựng ý chí khi bạn phát triển dần thói
quen. Hãy cam kết luôn thực hiện chúng (cho dù có điều gì xảy ra đi chăng nữa)
và rồi cuối cùng bạn sẽ có khả năng làm được nó mỗi ngày.
ĐỌC THÊM – SÁCH – THAY ĐỔI THÓI QUEN – THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI:
https://tiki.vn/thay-doi-thoi-quen-thay-doi-cuoc-doi-change-your-habits-change-your-life-p9961719.html?spid=89429426