[THAY ĐỔI THÓI QUEN – THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI] THAY ĐỔI THÓI QUEN TRÌ HOÃN – BẰNG THÓI QUEN “SỬ DỤNG QUY TẮC 80/20 ĐỂ RA QUYẾT ĐỊNH”
Lý do của SỰ TRÌ HOÃN, bị loại bỏ: “Giờ tôi không có thời gian”
Chúng ta thường trì hoãn bởi mớ công
việc đang ngập đầu ngập cổ. Theo tôi, lý do kém thuyết phục này là một triệu chứng
cho thấy bạn không xác định được đâu là điều thực sự quan trọng trong công việc cũng như đời sống cá
nhân của mình. Thật may là bạn có thể vượt qua được điều này bằng cách áp dụng
triệt để quy tắc 80/20.
Nguyên tắc này do Vilfredo Pareto xây
dựng, phát biểu rằng 80% kết quả bạn nhận được đến từ 20% nỗ lực của bạn. Tức
là, phần lớn kết quả của bạn đến từ một số công việc nhất định. Bạn có thể ứng
dụng điều này bằng cách chỉ tập trung vào những hành động tạo ra những kết quả
đáng kể và chủ động phớt lờ những công việc còn lại.
Bạn có thể dùng quy tắc 80/20 để chống
lại sự trì hoãn theo 5 bước sau:
Bước 1: Xác định những nhiệm vụ 80/20
Việc xác định ra những hành động có
tác động lớn nhất đến công việc của bạn là điều rất quan trọng. Về cơ bản, đây
chính là những lý do mà bạn được trả thu nhập. Cách đơn giản nhất để áp dụng
quy tắc 80/20 là xác định đâu là điều thực sự quan trọng và dành nhiều thời
gian hơn cho những điều đó. Nói cách khác, bạn phải tìm ra những công việc tạo
ra 80% kết quả và hạnh phúc của bạn.
Nhưng nếu bạn không thể xác định được
phần công việc thuộc 80% đó thì sao? Hãy lấy giấy bút ra và viết những công việc
thường ngày của bạn. Tiếp đó, khoanh tròn những công việc tạo ra những kết quả
tốt nhất cho sự nghiệp của bạn. Cuối cùng, bạn hãy hỏi cấp trên của bạn (nếu
có) xem đâu là việc quan trọng nhất.
Bạn cũng nên áp dụng điều này vào đời
sống cá nhân của mình. Hãy xác định những điều thực sự có ý nghĩa và những việc
đơn giản bởi nó là một thói quen. Dành thời gian cho gia đình, tập thể thao,
làm tình nguyện và các mối quan hệ đều có thể được coi là những phần việc thuộc
80%, bởi đây là những hoạt động khiến cuộc sống bạn có thêm nhiều ý nghĩa.
Việc xác định được 80% kết quả của bạn
là điều rất quan trọng. Hãy xác định đâu là những hành động thực sự tạo ra thu
nhập và điều gì thực sự mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của bạn. Thông tin này sẽ
giúp bạn đưa ra được những quyết định khó khăn trong bước tiếp theo.
Bước 2: Đặt một câu hỏi đơn giản
Thời gian của bạn là hữu hạn. Vậy tại
sao bạn lại tiêu tốn nó vào những việc vô bổ?
Bất cứ khi nào bạn đứng trước một dự
án hoặc một công việc mới, hãy tự hỏi một câu hỏi đơn giản:
“Công việc này đang trợ giúp hay phá hủy các hoạt động 80% của tôi?”
Chúng ta thường đồng ý làm một điều
gì đó vì sợ mất đi hình tượng hoặc làm ai đó phật lòng. Dù vậy, việc hiểu được
điều gì quan trọng trong cuộc sống cũng không có gì là sai cả. Nếu bạn cảm thấy
một điều gì đó chiếm mất thời gian của những hoạt động mang lại 80% hiệu quả của
mình, hãy tránh làm nó bằng mọi giá. Hãy nhớ: Đừng bao giờ biến những ưu tiên của
người khác thành của bạn.
Nhưng, không phải lúc nào cũng có thể
từ chối nếu bạn có cấp trên. Một giải pháp dành cho bạn đó là hãy đến gặp họ và
giải thích rằng bạn đã xác định được các hoạt động cốt lõi của mình mà giúp đem
lại nhiều giá trị nhất. Hãy nói rằng thời gian của bạn sẽ hiệu quả nhất khi tập
trung vào những công việc đó. Hãy giải thích rằng bạn càng dành thời gian cho
những hoạt động này, thì hiệu suất trong công việc sẽ càng được nâng cao. Bạn sẽ
nhận ra rằng phần lớn cấp trên đều sẽ hiểu khi bạn chỉ ra cách bạn có thể thực
hiện công việc tốt hơn và giúp họ gặt hái được những kết quả cao hơn.
Bước 3: Loại bỏ hoặc ủy quyền
Nếu bạn đang gặp rắc rối với việc
dành thời gian cho một dự án mới, bạn sẽ cần rà soát lại mọi thứ bạn làm thường
xuyên. Rất có thể bạn đang làm một vài điều không mang lại cho bạn 80% hiệu quả.
Đó là những điều cần phải được loại bỏ hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện.
Danh sách công việc của bạn không nên
bị lấp đầy bởi những việc không quan trọng. Nếu một hành động không mang lại sự
hài lòng hoặc một kết quả đo lường được, thì bạn cần loại bỏ nó. Hãy hoặc là
chuyển giao nó cho một ai khác (ủy quyền) hoặc là loại bỏ nó hoàn toàn.
Một lần nữa, rất có thể bạn sẽ lại phải
có một cuộc nói chuyện dài với sếp của mình. Hãy giải thích một cách đơn giản rằng bạn cần phải tập trung vào những hoạt
động quan trọng nhất và sau đó yêu cầu chuyển những hoạt động khác cho một người
nào đó.
Bước 4: Đừng nhồi thêm vào mà hãy thay thế
Khi bắt đầu một dự án mới, cương quyết
không nhét thêm nó vào danh sách những việc cần làm vốn đã chất đống của bạn.
Việc nhồi nhét thêm đó sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy quá tải mà thôi, và đây chính
là căn nguyên lớn gây ra sự trì hoãn. Thay vào đó, một giải pháp đơn giản hơn
là thế chỗ dự án đó vào một công việc không tạo ra kết quả.
Hãy nhớ rằng thời gian là hữu hạn. Nếu
bạn cảm thấy dự án mới này đủ quan trọng để bắt tay vào thực hiện, thì nó cần
được thay vào chỗ của một hoạt động đạt hiệu quả thấp hơn. Đó là cách bạn có thể
tập trung được vào các công việc mang lại 80% kết quả mà không bị chìm nghỉm giữa
đống công việc ngốn nhiều thời gian.
Bước 5: Hãy thực hiện “sự trì hoãn sáng tạo”
Một trong những mục tiêu của quyển
sách THAY ĐỔI THÓI QUEN – THAY ĐỔI CUỘC
ĐỜI ra đời đó chính là chống lại sự trì hoãn, nhưng đôi khi, việc trì hoãn
một công việc nào đó cũng là một chiến thuật. Khi bạn biết một dự án không mang
lại cho bạn 80% hiệu quả, thì việc tạm gác lại nó đến “một ngày nào đó” cũng
hoàn toàn hợp lý. Bạn sẽ chỉ làm công việc đó nếu sau này nó trở nên quan trọng
hơn trong cuộc đời của bạn.
Mấu chốt của sự trì hoãn sáng tạo là
tạo ra một thói quen rà soát danh sách những công việc tạm gác lại này. Theo
tôi, bạn nên rà soát lại nó hằng tháng, theo dõi những mục tiêu của mình và xác
định xem bạn có thời gian cho những dự án mới hay không. Bạn không nhất thiết
phải hành động dựa trên những ý tưởng đó, nhưng ít nhất, thỉnh thoảng, bạn cũng
nên xem xét chúng.
Áp dụng thói quen
Phải mất một khoảng thời gian việc thực
hiện quy tắc 80/20 mới đi vào nề nếp. Ban đầu, sẽ khá khó khăn để buông tay với
những dự án mà bạn từng nghĩ nó quan trọng. Nhưng cuối cùng, bạn cũng sẽ phát
triển được một nhận thức trực giác về những gì mang lại giá trị và những gì chỉ
đang làm lãng phí thời gian của mình.
Trước tiên hãy đọc quyển sách THAY ĐỔI THÓI QUEN – THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI,
để có thể nhận được những nguyên tắc đầu tiên (và mọi thứ) về thói quen, và sau
đó bắt tay vào thực hiện những điều sau – nếu bạn muốn loại bỏ thói quen trì
hoãn.
Để bắt đầu, tôi khuyên bạn nên làm những
điều sau:
1. Hằ̀ng tháng đánh giá những hoạt động hằng ngày của bạn.
2. Xác định các hoạt động tạo ra 80% kết quả.
3. Loại bỏ hoặc ủy quyền những nhiệm vụ không nằm trong số các hoạt động
80% đó.
4. Hãy hỏi: “Công việc này phá hủy
hay trợ giúp các hoạt động 80/20?” khi một dự án mới xuất hiện.
5. Nếu công việc đó đáng để theo đuổi, hãy thế nó vào chỗ một dự án khác.
Đừng chèn thêm nó vào danh sách công việc.
6. Thực hiện trì hoãn sáng tạo với những công việc không quan trọng.
Bạn sẽ nhận thấy rằng thật dễ dàng để
chống lại sự trì hoãn nếu tập trung vào những hoạt động mang lại cho bạn những
kết quả lớn nhất tương xứng với thời gian bạn bỏ ra. Hãy áp dụng quy tắc 80/20
và bạn sẽ không phải trải qua cảm giác quá tải nữa. Bạn sẽ không bị căng thẳng
vì danh sách công việc dài bất tận của mình. Thay vào đó, bạn sẽ thực hiện được
những công việc quan trọng nhất với cuộc sống của mình một cách năng động.
ĐỌC THÊM SÁCH – THAY ĐỔI THÓI QUEN – THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI: https://tiki.vn/thay-doi-thoi-quen-thay-doi-cuoc-doi-change-your-habits-change-your-life-p9961719.html?spid=89429426