[THAY ĐỔI THÓI QUEN – THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI] THAY ĐỔI THÓI QUEN TRÌ HOÃN – BẰNG THÓI QUEN “PHÁT TRIỂN NHỮNG KỸ NĂNG DÀNH CHO DỰ ÁN”
Lý do SỰ TRÌ HOÃN, bị loại bỏ: “Tôi cần làm… trước”
Đôi khi việc lập kế hoạch sẽ bị trì
hoãn bởi một lý do chính đáng là bạn không biết cách làm một điều gì đó. Giải
pháp cho vấn đề này là hoặc ủy quyền nhiệm vụ đó hoặc tìm ra cách để tự thực hiện.
Thông thường, mọi người thích tự thực hiện, vì vậy, để hoàn thành được nhiệm vụ,
bạn sẽ cần xây dựng một kỹ năng hoàn toàn mới.
Hãy xem lại danh sách những bước thực
hiện của một dự án hoặc một quy trình. Hãy nhìn vào từng hạng mục và tự hỏi liệu
bạn có đang né tránh một nhiệm vụ cụ thể nào đó bởi bạn không biết cách thực hiện
nó hay không? Nếu vậy, bạn có thể hoặc giao lại nhiệm vụ đó cho đồng nghiệp hoặc
thuê ngoài. Mặc dù vậy, nếu bạn cảm thấy nhiệm vụ này quan trọng đối với sự
phát triển của cá nhân bạn, thì bạn sẽ cần tập trung cải thiện kỹ năng của mình
để thực hiện nhiệm vụ đó.
Thật may là, mọi nhiệm vụ trên thế giới
này đều từng được hoàn thành xuất sắc bởi một người nào đó. Tất cả những gì bạn
cần làm là chủ động học hỏi cách thức thực hiện công việc đó.
Áp dụng thói quen
Không khó để học nhanh một kỹ năng
nào đó. Dưới đây là 6 bước để bắt đầu.
Bước 1: Xác định kỹ năng cụ thể
Đầu tiên, hãy hình dung ra chính xác
thứ bạn đang cố gắng học hỏi. Chẳng hạn, mục tiêu của bạn không nên là “trở
thành một diễn giả xuất sắc,” bởi nó quá chung chung. Thay vào đó, bạn nên đặt
ra một mục tiêu cụ thể, thể hiện được rằng bạn đã đạt đến một trình độ nhất định
nào đó.
Sử dụng ví dụ trên, bạn có thể tạo ra
mục tiêu này: “Thực hiện những bài thuyết
trình hấp dẫn dài khoảng 5 phút trên Youtube.” Nó rất cụ thể – hoặc bạn tạo
ra những video trên Youtube có độ dài 5 phút hoặc không.
“Cách”
bạn học một điều gì đó cũng gần giống như việc phát triển một danh sách dự án.
Hãy viết mọi bước mà bạn cần thực hiện ra giấy. Hãy bắt đầu với mục tiêu cuối
cùng và lần ngược trở lại những công việc bạn cần làm. Nếu có một câu hỏi bế tắc,
hãy tạo ra một nhiệm vụ nghiên cứu câu hỏi đó.
Bước 2: Tập trung vào một kỹ năng
Dù bạn có một danh sách dài những thứ
cần học, tốt hơn hết là bạn chỉ nên tập trung vào từng thứ một. Bạn có thể có cả
một danh sách những thứ bạn sẽ làm vào “một ngày nào đó” như chạy việt dã, học
tung hứng, trở thành một diễn giả tài ba hoặc một tay ghi-ta cừ khôi. Bí quyết ở
đây là hãy chọn ra những kỹ năng mà cần thiết ngay tức thì.
Hơn nữa, hãy nghĩ về những tác động của
một kỹ năng tới cuộc sống của bạn. Với ví dụ trên, bạn có thể quyết định tập
trung vào việc “nói trước đám đông” bới nó sẽ cải thiện thành tích làm việc của
bạn, giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn và tận hưởng được nhiều thú vui hơn.
Chỉ tập trung vào một kỹ năng là con
đường ngắn nhất để có được năng lực ngay lập tức. Mặc dù bạn sẽ không thể trở
thành chuyên gia chỉ sau một đêm, nhưng bạn có thể học hỏi được rất nhiều bằng
cách tập trung vào một kết quả duy nhất trong một vài tuần hoặc vài tháng.
Bước 3: Học hỏi
Xin lỗi khi phải nói rằng phương thức
giáo dục truyền thống đang dần bị xóa sổ. Chúng ta hiện đang sống trong một thế
giới tràn ngập thông tin. Tất cả những gì bạn cần là khả năng truy cập Internet và một khát khao học hỏi. Hãy
nghĩ theo cách này – vào lúc này, có một ai đó, ở một nơi nào đó, đã thành thục
được kỹ năng mà bạn đang cố gắng học hỏi. Hãy tìm một người tốt bụng, sẵn sàng
chia sẻ những kinh nghiệm của họ và bạn sẽ nhận được một nền giáo dục đẳng cấp
thế giới mà không thể tìm thấy được tại những lớp học truyền thống.
Vậy đâu là nơi bạn có thể nhận được lời
khuyên của các chuyên gia? Bạn có thể bắt đầu bằng việc tham khảo những trang
web sau:
·
Amazon (đọc sách về chủ đề đó).
·
Google (tìm kiếm thông tin và những
blog liên quan đến kỹ năng đó).
·
Udemy và Skillfeed (tham gia những
lớp học trực tuyến về chủ đề đó).
·
YouTube (xem video có nội dung về một
khái niệm cụ thể nào đó).
·
Facebook (kết nối với những người
thuần thục kỹ năng bạn cần).
·
MeetUp (tham gia vào những hội nhóm
gần nơi bạn sống mà có cùng quan tâm đến chủ đề này).
Thu thập thông tin là phần quan trọng
nhất trong quá trình. Mục tiêu của bạn ở đây là có được những thông tin hữu ích
và lắng nghe từ đúng người. Thường thì, bạn nên đầu tư một khoản tiền nhỏ cho một
người nào đó có thành tích đã được công nhận hơn là làm theo những hướng dẫn miễn
phí của một người có hiểu biết giới hạn về chủ đề đó.
Hãy giăng một mẻ lưới rộng để thu về
thông tin thật phong phú đa dạng về chủ đề bạn quan tâm. Đừng chỉ nghe ý kiến của
một người. Thay vào đó, hãy nghiên cứu kỹ lưỡng. Đọc một vài quyển sách/tạp chí
về chủ đề này. Hãy nói chuyện với nhiều chuyên gia khác nhau. Hãy làm mọi thứ bạn
có thể để đắm mình hoàn toàn vào kỹ năng này.
Bước 4: Lập một kế hoạch những bước cần thực hiện
Bước này cũng gần giống với danh sách
dự án bạn tạo ra ở APH 5. Bất kể khi nào bạn học hỏi được một điều gì, hãy lập
tức áp dụng nó. Bạn có thể làm điều này bằng cách thường xuyên tạm dừng việc học
hỏi lại và áp dụng những gì bạn đã học hỏi được. Nói cách khác, đừng để bị sa
vào bẫy trì hoãn vì bạn cảm thấy bạn cần có thêm thông tin.
Hãy tiếp tục thêm những hạng mục vào
trong danh sách dự án dựa trên kỹ năng của bạn và sau đó thực hiện chúng. Bạn sẽ
nhận ra rằng áp dụng thông tin là cách nhanh nhất để học được một kỹ năng mới.
Bước 5: Tổng hợp những ghi chú của bạn
Đến một thời điểm nào đó, bạn sẽ học
hỏi và áp dụng được một lượng lớn thông tin. Bí quyết là hãy biến chúng thành một
quy trình dễ thực hiện. Khi bạn cảm thấy mình đã học được những điều cơ bản,
hãy đặt mọi thứ vào một tài liệu. Điều này giúp bạn loại bỏ sự dư thừa và tránh
được việc phải làm những nhiệm vụ không quan trọng.
Không khó để tạo ra một tập hợp những
ghi chú mà có thể hành động theo đó. Hãy thêm vào quyển sổ của bạn một phần ghi
các kỹ năng mà bạn muốn phát triển. Hãy chắc rằng mục đó có những điều sau:
·
Điểm tham khảo: Những trang sách có
trích đoạn hay, các đường link trang web, những đoạn audio/video quan trọng và
những công cụ tiềm năng.
·
Bản kế hoạch chi tiết từng bước: Hãy
viết ra một quá trình chi tiết từng bước theo lời khuyên của một chuyên gia
trong kỹ năng đó. Phác thảo ra mọi biểu đồ hoặc bảng biểu biểu thị tiến độ cần
thiết.
·
Những điểm kết dính: Hãy viết ra mọi
câu hỏi về kỹ năng bạn muốn trau dồi. Nếu có thể, hãy hỏi người có kiến thức
uyên thâm về kỹ năng đó.
·
Danh mục hành động: Hãy tìm ra một
chiến lược để tiến về phía trước. Cụ thể, hãy tạo ra một danh sách những thói
quen mà bạn có thể làm theo hằng ngày để giúp bạn tiến gần hơn đến việc thành
thục kỹ năng đó.
Việc tổng hợp thông tin có thể khá
phiền toái, nhưng tôi cảm thấy nó là một phần quan trọng của quá trình trau dồi
kỹ năng, bởi nó giúp bạn tiếp thu những gì bạn học được. Bạn sẽ nhận thấy rằng
quá trình tổng hợp và loại bỏ thông tin rất hữu ích cho việc phát triển một hiểu
biết chuyên sâu hơn về kỹ năng.
Bước 6: Hành động mỗi ngày
Cuối cùng, hãy phát triển thói quen
hành động hằng ngày. Hãy tìm hoặc tạo ra một thói quen có liên quan đến kỹ năng
bạn muốn trau dồi và theo dõi quá trình thực hiện nó hằng ngày của bạn.
Chúng ta có thể học gần như tất cả mọi
thứ trên thế giới. Thách thức ở đây là tìm ra những nguồn thông tin và sau đó
phát triển thói quen hành động hằng ngày. Để biết thêm về cách học nhanh chóng
các kỹ năng, hãy tham khảo cuốn The First 20 Hours (tạm dịch: 20 giờ đầu tiên)
của Josh Kaufman.
ĐỌC THÊM SÁCH – THAY ĐỔI THÓI QUEN – THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI: https://tiki.vn/thay-doi-thoi-quen-thay-doi-cuoc-doi-change-your-habits-change-your-life-p9961719.html?spid=89429426