[THAY ĐỔI THÓI QUEN – THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI] THAY ĐỔI THÓI QUEN TRÌ HOÃN – BẰNG
THÓI QUEN “LIÊN HỆ MỌI HÀNH ĐỘNG ĐẾN MỤC TIÊU (S.M.A.R.T)”
Lý do SỰ TRÌ HOÃN, bị loại bỏ: “Nó chẳng có gì quan trọng”
Một ngày của bạn sẽ rất dễ bị phá hỏng
nếu bạn không xác định những việc ưu tiên. Kết quả cuối cùng thường là bạn sẽ tập
trung vào những công việc đem lại giá trị thấp và không tạo ra được những kết
quả nào đáng kể.
Trên thực tế, chiến lược hiệu quả nhất
để vượt qua được sự trì hoãn là cải thiện khả năng của bạn trong việc chọn lựa những dự án nào nên thực hiện và những dự
án nào cần phải né tránh.
Chúng ta đều bao biện cho việc trì
hoãn, nhưng nếu bạn dành thời gian để suy nghĩ kỹ lưỡng, bạn sẽ thấy phần lớn
những lý do đều được hình thành bởi cảm giác nhiệm vụ đó không quan trọng.
Vậy đâu là giải pháp?
Rất đơn giản: Hãy tạo ra thói quen liên hệ mọi công việc với một mục
tiêu.
THÓI QUEN “BẮT ĐẦU VỚI MỤC TIÊU XÁC ĐỊNH”
– cũng là một trong những thói quen nền tảng để tạo nên sự thành công cá nhân,
được chia sẻ trong quyển sách THAY ĐỔI
THÓI QUEN – THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI (bạn có thể tìm đọc thêm).
Bất cứ khi nào bạn bắt đầu một việc
gì đó, hãy tự hỏi bản thân liệu công việc đó có phù hợp với kế hoạch dài hạn của
bạn không. Nếu nó liên quan trực tiếp đến một mục tiêu đã được viết ra, thì bạn
hãy dành thời gian để thực hiện nó. Song, nếu nó không hề liên quan đến một mục
tiêu cụ thể nào, thì đừng ngần ngại ủy quyền hay bỏ qua nó hoàn toàn.
Đặt ra mục tiêu sẽ trở thành một vũ
khí bí mật của bạn trong cuộc chiến chống lại sự trì hoãn. Việc biết được đâu
là điều quan trọng sẽ giúp bạn tạo ra một cái khung cho lề thói hằng ngày của
mình. Bạn sẽ không còn phải loay hoay với một công việc bất kỳ nào nữa, mà bạn
sẽ hành động bởi bạn biết nó phù hợp với kế hoạch dài hạn đến mức nào.
Bạn có thể áp dụng thói quen này bằng cách thường xuyên đặt ra những mục
tiêu S.M.A.R.T., là viết tắt của: Cụ thể (Specific), Đo lường được
(Measurable), Có thể đạt được (Attainable), Liên quan (Relevant) và Giới hạn thời
gian (Time Based).
Đây là cách nó vận hành:
Cụ thể (Specific)
Bạn có 6 câu hỏi: Ai, Cái gì, Ở đâu,
Khi nào, Cái nào và Tại sao. Việc trả lời những câu hỏi trên sẽ cung cấp cho bạn
cách nhanh nhất để tạo ra một mục đích rõ ràng với một kết quả có thể đo lường
được:
·
Ai:
Ai có liên quan?
·
Cái
gì: Bạn muốn đạt được cái gì?
·
Ở
đâu: Bạn sẽ hoàn thành mục tiêu ở đâu?
·
Khi
nào: Khi nào bạn muốn thực hiện nó?
·
Cái
nào: Những yêu cầu và hạn chế nào có thể xuất hiện khi bạn thực hiện nhiệm vụ?
·
Tại
sao: Tại sao bạn làm nó?
Đây là một ví dụ điển hình về một mục
đích cụ thể:
“Vào ngày 16 tháng 5, tôi sẽ gửi đến
cấp trên của tôi một bài thuyết trình vô cùng ấn tượng kéo dài 15 phút, trong
đó cập nhật về dự án Nexus.”
Ví dụ này cực kỳ rõ ràng. Đến cuối
ngày 16, bạn sẽ biết bạn có đạt được nó hay không.
Đo lường được (Measurable)
Khía cạnh thứ hai trong việc đặt ra mục
tiêu S.M.A.R.T. là tạo ra một kết quả có thể đo lường được. Một lúc nào đó, bạn
muốn biết – mà không hề nghi ngờ – rằng bạn đã đạt được mục tiêu.
Ví dụ, “Thuyết trình” không phải là một
kết quả có thể đo lường được. Trong khi đó, “Thuyết trình 15 phút” lại có thể
đo lường.
Hãy cụ thể hóa hết mức có thể những mục
tiêu của bạn. Đừng chỉ nói bạn sẽ “học cách nói trước đám đông.” Thay vào đó,
hãy tạo ra hàng loạt thước đo mà tập trung vào sự cải thiện liên tục.
Có thể đạt được (Attainable)
Hãy chắc rằng những mục tiêu của bạn
là những mục tiêu có thể đạt được. Hãy đặt ra những mục tiêu mang tính thách thức,
nhưng có thể được hoàn thành nếu nỗ lực. Với ví dụ trên, bạn không nên đặt ra mục
tiêu thuyết trình tại một hội nghị quốc gia trong một khoảng thời gian quá ngắn
nếu bạn chưa bao giờ diễn thuyết trước đám đông. Một mục tiêu khả quan hơn đó
là hãy trình bày thật tốt trước một lượng khán giả nhỏ hoặc trong một sự kiện
nhỏ tại địa phương.
Điều đó không có nghĩa là bạn nên
tránh theo đuổi những mục tiêu lớn. Mỗi khi hoàn thành một nhiệm vụ gì đó, hãy
tạo ra mục tiêu mới, thách thức hơn. Hãy liên tục thúc đẩy bản thân bằng những
việc mà bạn nghĩ rằng nó khả thi với cuộc sống của bạn. Có thể chỉ một năm, bạn
sẽ thấy bản thân mình đang đứng trên bục diễn giả của một hội nghị quốc gia ấy
chứ.
Liên quan (Relevant)
Mọi mục tiêu đều cần phải liên quan đến
những gì bạn muốn. Bạn không nên làm chúng theo nguyện vọng của bố mẹ, chồng/vợ
hoặc bạn bè. Chúng chỉ nên tập trung vào những kết quả mà bạn thực sự mong mỏi
mà thôi.
Bạn sẽ cần phải trở thành người thích
hành động. Khi các mục tiêu xuất phát từ đam mê cá nhân thì hoàn thành chúng
hàng ngày sẽ dễ hơn nhiều.
Giới hạn thời gian (Time Based)
Hãy ép những mục tiêu của bạn vào một
khung thời gian cụ thể. Với tôi, tôi thích đặt ra hai mục tiêu: một mục tiêu ngắn
hạn cho tuần tới và một mục tiêu dài hạn cho tháng tới. Việc đặt ra mục tiêu sẽ
giúp chúng luôn được xếp vị trí hàng đầu trong tâm trí bạn và tăng khả năng
thành công của chúng.
Một mục tiêu không phải là, “Tôi sẽ
thuyết trình.” Thay vào đó, nó phải giống như: “Vào ngày 16 tháng 5, tôi sẽ
thuyết trình một bài ấn tượng dài khoảng 15 phút cho sếp của tôi.”
Không phải chỉ nên đặt ra mục tiêu
trong công việc. Trên thực tế, nó nên là một phần trong mọi quyết định mà bạn
đưa ra trong cuộc sống. Hãy nhớ, bạn đang cố gắng vượt qua sự trì hoãn, vì vậy,
bạn cần phải nhìn vào mỗi nhiệm vụ và xem liệu nó có phù hợp với những kế hoạch
dài hạn của bạn hay không. Điều này có nghĩa là bạn nên thiết lập những mục
tiêu cho từng điều sau đây:
·
Học tập (cả chính quy và không chính
quy)
·
Nghề nghiệp hoặc kinh doanh
·
Sức khỏe
·
Sở thích và giải trí
·
Những mối quan hệ
·
Tôn giáo
·
Tài chính
·
Nghĩa vụ công
Bạn không cần phải tập trung vào tất
cả những điều trên cùng một lúc. Thay vào đó, sẽ tốt hơn nếu bạn tạo ra những mục
tiêu cho từng lĩnh vực trong cuộc sống mà hiện tại có một ý nghĩa mang tính cá
nhân.
Cuối cùng, bạn nên hiểu sự khác nhau
giữa hai dạng mục tiêu và cách chúng tác động đến khả năng hoàn thành mọi việc
của bạn.
Dạng mục tiêu đầu tiên là mục tiêu
thành tích, trong đó bạn tập trung vào sự cố gắng, chứ không phải kết quả. Mặc
dù bạn muốn đạt được một cột mốc cụ thể nào đó, bạn cũng không coi là thất bại
nếu không đạt đến được nó. Ví dụ, một mục tiêu hiệu suất sẽ kiểu như sau: “Vào ngày 1 tháng 6, tôi sẽ có một cuốn sách
hoàn chỉnh gồm 15.000 từ được xuất bản trên nền tảng Kindle của Amazon.”
Dạng thứ hai là mục tiêu kết quả,
trong đó bạn muốn đạt được một kết quả cụ thể, có thể đo lường được. Mặc dù
thành tích cũng rất quan trọng, nhưng mối quan tâm chính của bạn sẽ là đạt được
con số đó. Nếu bạn không đạt được, thì mục tiêu của bạn coi như thất bại. Lấy một
ví dụ, bạn có thể điều chỉnh ví dụ trên như sau: “Vào ngày 1 tháng 6, tôi sẽ có một cuốn sách trên Amazon Kindle với
doanh số trung bình 10 cuốn một ngày.”
Đa phần, tôi khuyên bạn nên đề ra những
mục tiêu thành tích thay vì những mục tiêu kết quả. Điều quan trọng nhất là
phát triển thói quen giúp bạn thúc đẩy bản thân và đưa ra hành động theo ngày.
Những mục tiêu kết quả có thể gây thoái chí nếu không đạt được những con số đã
đề ra. Những mục tiêu thành tích thường là tốt hơn bởi nó giúp bạn tập trung
vào quá trình tự cải thiện thay vì kết quả “được ăn cả ngã về không”.
Điều quan trọng nhất trong cuộc sống
là chúng ta cần phải TIN TƯỞNG CHÍNH MÌNH trong bất kỳ hoạt động nào. MỤC TIÊU –
và đạt được mục tiêu là rất quan trọng nhưng MỤC TIÊU là để chúng ta HỌC TẬP
trên từng chặng đường của cuộc sống.
Trong quyển sách THAY ĐỔI THÓI QUEN – THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI, thì THÓI QUEN – BẮT ĐẦU VỚI
MỤC TIÊU XÁC ĐỊNH là một trong những THÓI QUEN NỀN TẢNG tạo nên sự thành công
cá nhân của mỗi người.
Áp dụng thói quen
Dưới đây là cách sử dụng những mục tiêu S.M.A.R.T. để chống lại sự trì
hoãn:
1. Nghĩ về những gì bạn muốn đạt được trong 3 tháng tới.
2. Viết ra những mục tiêu S.M.A.R.T. cho những lĩnh vực khác nhau trong
cuộc sống của bạn.
3. Lên kế hoạch hành động cho từng mục tiêu.
4. Đánh giá lại những mục tiêu đó hằng ngày.
5. Tìm ra mối liên hệ của từng dự án mới với mục tiêu.
6. Loại bỏ/Ủy quyền bất cứ công việc nào không phù hợp với những mục tiêu
hiện tại của bạn.
7. Sau 3 tháng, hãy đánh giá thành công tổng thể của bạn.
8. Tạo ra những mục tiêu mới, khó khăn hơn.
Việc trì hoãn một công việc không
quan trọng nào đó rất dễ. Nhưng thật không may thái độ này có thể có những tác
động tiêu cực đối với những dự án của bạn. Đến một lúc nào đó, bạn sẽ phải đưa
ra một quyết định: Hoặc bắt đầu công việc đó, hoặc không.
Với việc thiết lập nên những mục tiêu
S.M.A.R.T., bạn sẽ tạo ra được một danh sách những việc hiện tại đóng vai trò
quan trọng trong cuộc đời bạn. Bất kể khi nào bạn cảm thấy bị cám dỗ, mong muốn
bắt đầu một thứ gì đó mới, bạn sẽ có một bộ khung giúp bạn đưa ra được những
quyết định khôn ngoan. Nếu công việc đó đủ quan trọng, hãy thực hiện nó, nếu
không, hãy quyết tâm loại bỏ nó.
ĐỌC THÊM – SÁCH – THAY ĐỔI THÓI QUEN – THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI:
https://tiki.vn/thay-doi-thoi-quen-thay-doi-cuoc-doi-change-your-habits-change-your-life-p9961719.html?spid=89429426