[THAY ĐỔI THÓI QUEN – THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI] STARBUCKS VÀ THÓI QUEN CỦA SỰ THÀNH CÔNG?
KHI NÀO “NGHỊ LỰC” TRỞ THÀNH BẢN NĂNG?
Lần đầu tiên Travis Leach nhìn thấy
cha mình dùng thuốc quá liều là khi anh lên 9 tuổi. Gia đình anh vừa mới chuyển
đến một căn hộ nhỏ ở cuối hẻm, nơi ở mới nhất trong một chuỗi lần chuyển nhà có
vẻ không chấm dứt gần đây đã làm cho họ bỏ nhà cũ đi giữa đêm khuya, ném tất cả
đồ đạc của mình vào những túi rác màu đen, sau khi nhận được một thông báo thu
hồi đất. Rất nhiều người đến và đi giữa đêm khuya, chủ nhà nói. Quá ầm ĩ.
Đôi khi, ở ngôi nhà cũ của mình,
Travis từ trường về nhà và thấy các phòng đã sạch sẽ gọn gàng, thức ăn thừa được
bọc lại kỹ càng trong tủ lạnh và những túi nhỏ nước sốt nóng và nước sốt cà
chua trong hộp đựng Tupperware. Anh biết điều đó có nghĩa là cha mẹ mình đã tạm
thời từ bỏ thuốc phiện và dành cả ngày để dọn dẹp điên cuồng. Những việc đó thường
kết thúc một cách tồi tệ. Travis cảm thấy an toàn hơn khi căn nhà lộn xộn và
cha mẹ anh ngồi trên ghế dài, mắt lim dim và xem hoạt hình. Không có chút hỗn loạn
nào lúc cuối cơn say thuốc.
Cha của Travis là một người đàn ông
hiền lành, thích nấu nướng và sống cả đời cách nhà bố mẹ chỉ vài dặm ở Lodi,
California vì một lệnh hạn chế từ hải quân. Còn mẹ của Travis, lúc mọi người
chuyển đến các căn hộ trong hẻm, đang ở trong tù vì tội tàng trữ thuốc phiện và
bán dâm. Thực chất, cha mẹ anh là người nghiện và gia đình anh chỉ là đang cố
giữ một vẻ ngoài bình thường như mọi người. Họ đi cắm trại mỗi mùa hè và vào
nhiều tối thứ Sáu, họ tham gia các trận bóng chày của anh em Travis. Khi Travis
được 4 tuổi, anh đến Disneyland với cha và được chụp hình lần đầu tiên trong cuộc
đời nhờ một nhân viên của Disneyland. Máy chụp hình của gia đình đã bị bán cho
một tiệm cầm đồ nhiều năm trước.
Vào buổi sáng cha Travis dùng thuốc quá
liều, anh và anh trai đang chơi trong phòng khách trên những tấm thảm họ dùng
trải ra nền mỗi tối để ngủ. Cha của Travis đang chuẩn bị sẵn sàng để làm bánh kếp
khi ông bước vào phòng tắm. Ông mang theo cái ống tất chứa kim tiêm, thìa, bật
lửa và gạc bông. Không lâu sau, ông bước ra, mở tủ lạnh để lấy trứng và làm vỡ
chúng trên nền nhà. Khi các con ông chạy qua góc tường, cha chúng đang co giật
và mặt tái xanh.
Anh chị của Travis đã một lần thấy
cha dùng thuốc quá liều trước kia và biết phải làm gì. Anh trai Travis xoay cha
về phía mình. Chị gái thì mở miệng cha ra để giữ cho ông không cắn phải lưỡi và
nói với Travis chạy sang nhà hàng xóm, dùng nhờ điện thoại và gọi 911.
“Tên cháu là Travis, cha cháu đang
qua đời và chúng cháu không biết chuyện gì đã xảy ra. Ông ấy không thở,” Travis
nói dối người cảnh sát trực tổng đài. Cho dù chỉ 9 tuổi, anh cũng biết tại sao
cha mình bị bất tỉnh. Anh không muốn nói điều đó trước mặt hàng xóm. 3 năm trước,
một người bạn của cha đã chết trong tầng hầm nhà sau khi tiêm ma túy. Khi các
nhân viên cấp cứu đến mang xác đi, hàng xóm nhìn chằm chằm vào Travis và chị
anh khi họ đang giữ cửa mở cho băng ca ra ngoài. Một người hàng xóm có một đứa
cháu cùng lớp với anh và chẳng lâu sau mọi người trong trường đều biết.
Sau khi gác điện thoại, Travis bước về
phía cuối con hẻm và đợi xe cấp cứu đến. Cha anh được điều trị tại bệnh viện
sáng đó, bị bắt giam vào đồn cảnh sát vào buổi chiều và về nhà lại lúc giờ ăn tối.
Ông nấu món mỳ Ý. Sau đó vài tuần, Travis lên mười tuổi.
* * *
Khi Travis 16 tuổi, anh bỏ học. “Tôi
mệt mỏi vì bị gọi là kẻ đồng dâm,” anh nói, “mệt mỏi vì mọi người theo tôi về
nhà và ném các thứ vào tôi. Mọi thứ thật sự quá sức chịu đựng. Từ bỏ và đi đến
một nơi nào khác có vẻ sẽ dễ dàng hơn.” Anh đi hai tiếng về phía Nam, đến
Fresno và làm việc tại một hiệu rửa xe. Anh bị sa thải vì không chịu nghe lời.
Anh nhận việc ở McDonald và Hollywood Video nhưng khi khách hàng thô lỗ - ‘Tao
muốn rau trộn dầu giấm, thằng khờ!’ – anh sẽ mất tự chủ.
“Ra khỏi cửa hàng của tao ngay!” anh
hét vào mặt một phụ nữ, ném ức gà vào xe bà ta trước khi quản lý kéo anh vào
trong.
Đôi khi vì quá buồn anh sẽ bắt đầu
khóc ở giữa ca làm. Anh thường đi làm trễ hay nghỉ một ngày mà không có lý do.
Vào buổi sáng, anh sẽ hét vào hình ảnh của mình trong gương, yêu cầu bản thân
phải tốt hơn để kiểm soát cảm xúc. Nhưng anh không thể hòa đồng với người khác
và anh cũng không đủ mạnh mẽ để vượt qua những lần phê bình nhỏ giọt và sỉ nhục.
Khi hàng người đăng ký ở chỗ anh quá dài, quản lý sẽ la ó. Tay của Travis sẽ bắt
đầu giật run lên và anh cảm thấy như mình không thể nín thở được. Anh tự hỏi
đây có phải là điều mà cha mẹ anh cảm thấy, vì không thể chống lại cuộc sống,
nên họ bắt đầu dùng thuốc.
Một ngày nọ, một khách hàng thường
xuyên ở Hollywood Video, biết một ít về Travis, đề nghị anh suy nghĩ về việc
làm tại Starbucks. “Chúng tôi đang mở một cửa hàng mới ở Fort Washington và tôi
sắp làm trợ lý quản lý,” người đàn ông nói. “Cháu nên đăng ký.” Một tháng sau,
Travis là một nhân viên làm ca sáng.
Đó là 6 năm về trước. Và khi ở tuổi
25, Travis là quản lý của hai cửa hàng Starbucks, giám sát 40 nhân viên và chịu
trách nhiệm doanh thu hơn 2 tỷ đô-la mỗi năm. Mức lương của anh là 44.000 đô,
anh có quỹ hưu 401(k) và không có khoản nợ nào. Anh không bao giờ đi làm trễ.
Anh không buồn phiền vì công việc. Khi một nhân viên của anh bắt đầu khóc sau
khi một khách hàng hét vào cô, Travis đưa cô ra nơi khác để nói chuyện.
“Tạp dề của bạn là một tấm khiên,”
anh nói với cô. “Không điều gì mọi người nói có thể làm bạn tổn thương. Bạn sẽ
luôn luôn rắn rỏi như bạn muốn.”
Anh nhận được bài học đó trong một lớp
huấn luyện của Starbucks, một chương trình giáo dục bắt đầu từ những ngày đầu
tiên của anh và kéo dài suốt sự nghiệp nhân viên. Chương trình được xây dựng hiệu
quả nên anh có thể có chứng chỉ đại học nhờ hoàn thành các học phần. Travis
nói, chương trình huấn luyện đã thay đổi cuộc đời anh. Starbucks đã dạy anh
cách sống, cách tập trung, cách để đến làm việc đúng giờ và cách để làm chủ cảm
xúc. Điều quan trọng nhất, nó dạy anh nghị
lực.
“Starbucks là điều quan trọng nhất từng
xảy ra với tôi,” anh nói với tôi. “Tôi mắc nợ công ty này mọi thứ.”
* * *
Với Travis và hàng nghìn người khác,
Starbucks – cũng như rất nhiều công ty khác – đã thành công trong việc giáo dục
các kỹ năng sống mà trường học, gia đình và cộng đồng không thể mang đến. Với
hiện tại hơn 137.000 nhân viên và hơn một triệu trường dạy, theo cách nào đó,
Starbucks bây giờ là một trong những nơi giáo dục lớn nhất nước. Tất cả những
nhân viên đó, vào năm đầu tiên, dành ít nhất 50 giờ ở các phòng học Starbucks
và hơn hàng chục người ở nhà cùng sách hướng dẫn của Starbucks, trò chuyện với
các cố vấn được chỉ định cho họ.
Điểm cốt lõi của quá trình giáo dục
đó là sự tập trung cao độ vào một thói quen quan trọng nhất: nghị lực. Hàng chục nghiên cứu chỉ ra rằng
nghị lực là thói quen duy nhất và quan trọng nhất giúp cá nhân thành công. Ví dụ
như, trong một nghiên cứu năm 2005, các nhà nghiên cứu từ Đại học Pennsylvania
phân tích 164 học sinh lớp 8, đo chỉ số IQ và các yếu tố khác, bao gồm những học
sinh đó thể hiện nghị lực bao nhiêu, như những bài kiểm tra tính tự kỷ luật đo
được.
Những học sinh đạt được mức nghị lực
cao có vẻ đạt được điểm cao hơn trong lớp và có được sự thừa nhận vào nhiều trường
tuyển. Chúng ít nghỉ học hơn và dành ít thời gian để xem ti vi và nhiều thời
gian hơn để làm bài tập. “Những thanh niên có tính tự giác cao thể hiện tốt hơn
các bạn hay bốc đồng cùng lứa trên các lĩnh vực liên quan đến học thuật,” các
nhà nghiên cứu viết. “Tính tự giác dự đoán việc học tập tốt hơn chỉ số IQ. Tính
tự giác cũng dự đoán học sinh nào sẽ cải thiện điểm số qua các khóa học trong
năm, trong khi chỉ số IQ thì không… Tính tự giác có một tác động lớn hơn trong
học tập hơn là tài năng trí tuệ.”
Và theo các nghiên cứu, cách tốt nhất
để củng cố nghị lực và mang đến cho học sinh một lợi thế là đưa chúng thành
thói quen. “Đôi lúc nó giống như những người tự kiểm soát tốt không làm việc
chăm chỉ - nhưng đó là vì họ đã biến nó thành bản năng,” Angela Duckworth, một
nhà nghiên cứu của Đại học Pennsylvania nói với tôi. “Nghị lực của họ xuất hiện
mà không cần họ phải nghĩ về nó.”
Với Starbucks, nghị lực không chỉ là
sự ham học hỏi trên lý thuyết. Khi công ty bắt đầu dựng ra chiến lược phát triển
quy mô lớn vào cuối những năm 1990, các nhà điều hành nhận ra rằng sự thành
công đó đòi hỏi phải phát triển một môi trường trong đó chứng thực trả 4 đô-la
được một cốc cà phê. Công ty cần huấn
luyện các nhân viên để đưa ra một ít niềm vui đi kèm với cà phê sữa và bánh nướng.
Vì thế từ rất sớm, Starbucks bắt đầu nghiên cứu cách họ có thể dạy cho các nhân
viên điều chỉnh cảm xúc và tổ chức kỷ luật để đưa ra một tinh thần hăng
hái trong mọi lần phục vụ. Nếu các nhân
viên không được huấn luyện để bỏ qua một bên những vấn đề cá nhân, cảm xúc của
một vài nhân viên sẽ không thể tránh khỏi tác động đến cách họ cư xử với khách
hàng. Tuy nhiên, nếu một nhân viên biết cách tập trung và giữ kỷ luật, cho dù
cuối một ca làm việc 8 tiếng, họ cũng sẽ mang đến một dịch vụ thức ăn nhanh cao
cấp hơn mà các khách hàng của Starbucks mong muốn.
Công ty dành hàng tỷ đô-la phát triển
các chương trình để huấn luyện các nhân viên về tính kỷ luật. Trong thực tế,
các nhà điều hành viết sách hướng dẫn phục vụ như những người hướng dẫn để giúp
các nhân viên biết cách đưa nghị lực thành thói quen trong cuộc sống. Một phần
nào đó, những chương trình đó là lý do tại sao Starbucks phát triển từ một công
ty ở Seattle im ắng thành một công ty lớn và vững mạnh với hơn 17.000 cửa hàng
và lợi nhuận hơn 10 tỷ đô-la một năm.
Đọc thêm về quyển sách THAY ĐỔI THÓI
QUEN – THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI, tại đây: https://tiki.vn/thay-doi-thoi-quen-thay-doi-cuoc-doi-change-your-habits-change-your-life-p9961719.html?spid=89429426