Günter Wilhelm Grass – “Không gì có thể thay thế văn hóa đọc”.
Danh nhân Günter Wilhelm Grass đã từng nói: “Không gì
có thể thay thế văn hóa đọc”. Và câu hỏi là: Văn hóa đọc là gì? Và tại sao
không gì có thể thay thế văn hóa đọc?
TK (*) – Nghiệm: Chúng ta biết rằng một trong những
câu chuyện dài của lịch sử được viết nên bởi các Nhà văn – Triết gia và những
Nhà văn hóa học. Trong suốt chiều dài của lịch sử văn minh nhân loại, văn hóa đọc đi cùng với thời đại như là
VĂN HÓA HOÀNG GIA – VĂN HÓA DÀNH CHO GIỚI
TINH HOA.
Một trong
những quốc gia được mệnh danh là thông minh nhất thế giới – DO THÁI, lấy văn
hóa đọc sách như là một trong những văn hóa trọng tâm trong suốt chiều dài của
lịch sử của một quốc gia thăng trầm nhất thế giới.
Marxim Gorki – Một trong những nhà văn nổi tiếng
nhất mọi thời đại đã từng nói: “Sách mở
ra trước mắt tôi những chân trời mới”, và như chúng ta biết rằng sách mở ra
trước mắt tất cả chúng ta những chân trời mới.
Một trong
những sự thay đổi kỳ diệu của văn minh toàn cầu chính là cách đây 500 năm – lần
đầu tiên trong lịch sử trong lịch sử nhân loại, sách được trở nên “dân chủ hóa” thay vì đọc sách chỉ thuộc
Văn hóa Hoàng Gia – vốn là văn hóa chỉ thuộc giới tinh hoa.
Trong suốt
chiều dài của lịch sử nhân loại, chỉ có giới Hoàng Gia – tức là những người được
chọn – những vị Vua tương lai – và những người trong Hoàng tộc mới “đọc sách”
và được huấn luyện từ những Gia sư – vốn dĩ là những Triết gia – Nhà văn hóa.
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao chỉ giới Hoàng Gia – giới
Tinh hoa mới đọc sách? Còn hầu hết giới thường dân trong suốt chiều dài của lịch
sử hơn 15000 năm (tính từ Công nguyên đến năm 1.500) thì hầu như không thể tiếp
cận được sách – và đọc sách một cách bài bản?
Và câu trả
lời là: Giới tinh hoa – Hoàng Gia đọc sách để học luật – hiểu luật – và đưa luật
vào mô hình Quản trị Dân chúng và thực thi quyền lực của mình. Thực tế, việc học
luật – hiểu luật được hiểu là nâng cao sự hiểu biết để trở thành Nhà lãnh đạo –
Nhà Quản trị để Quản trị - Phụng sự dân chúng. Còn ngược lại, hầu như giới thường
dân đều không tiếp cận được sách – và đọc sách đúng nghĩa bởi vì “cuộc sống của
họ không dính dáng nhiều đến Quản trị - và cách vận hành của Bộ máy Quản trị
(Phụng sự) Dân chúng không được dân chủ hóa một cách công khai”, và hơn thế nữa
– không có một công nghệ bài bản để có thể phổ biến “sách” đến với mọi người. Và
công cuộc phổ biến sách đến với mọi người chỉ thực sự được diễn ra cách đây 500
năm – khi Johannes Gutenberg – Người
phát minh ra máy in đầu tiên của nhân loại với mục đích là in ra sách KINH THÁNH – và phổ biến KINH THÁNH đến với mọi người, thì từ thời
điểm đó – một phong trào Dân chủ hóa đọc sách mới được diễn ra.
Thực tế,
vào thời kỳ xa xưa – SÁCH chính là “BÍ
KÍP”, có thể là Bí kiếp Quản trị - Bí kíp Dùng người – Bí kíp Quân sự - hoặc
là Bí kíp “BÍ TRUYỀN” và chỉ được
phép TRUYỀN MỘT CÁCH BÍ MẬT cho
nhau, mà không thực sự được phổ biến như cách mà ngày nay biết về sách. Và điều
đó có nghĩa phong trào DÂN CHỦ HÓA ĐỌC
SÁCH đã mở ra một giai đoạn mới của nhân loại – mà như chúng ta biết là – BÌNH MINH CỦA KỶ NGUYÊN KHAI SÁNG – hay
còn gọi là KỶ NGUYÊN PHỤC HƯNG.
Chính vì cuộc
cách mạng hiện sinh – hay còn gọi là cuộc chuyển giao đầy tính đột phá từ cuộc
sách mạng Dân chủ hóa Đọc sách – đã ra mở ra một thời kỳ mới của lịch sử nhân
loại – thứ mà ta gọi là VĂN MINH được thừa hưởng trong nhiều thế kỷ sau đó.
Có thể nói, SÁCH LÀ TƯỚNG TIÊN PHONG TRONG CÔNG CUỘC
KHAI MINH.
KHÔNG THỂ CÓ VĂN MINH NẾU THIẾU KHAI MINH. VÀ KHÔNG THỂ
CÓ KHAI MINH NẾU THIẾU SÁCH.
Do đó, Sách trở thành TƯỚNG TIÊN PHONG TRONG CÔNG CUỘC
KHAI MINH.
Ngày nay, một kỷ nguyên mới được mở ra – KỶ NGUYÊN THỨC
TỈNH – KỶ NGUYÊN SÁNG TẠO.
Người ta
nói rằng: Sau kỷ nguyên Tri thức – tức Kỷ nguyên Công nghệ Thông tin Tri thức –
chính là KỶ NGUYÊN SÁNG TẠO – tức là
KỶ NGUYÊN TỈNH THỨC, và có thể nói SÁCH – TRỞ THÀNH NGỌN HẢI ĐĂNG tiếp
theo dẫn đầu một giai đoạn mới của lịch sử - GIAI ĐOẠN SÁNG TẠO – GIAI ĐOẠN TỈNH THỨC – mà tất cả chúng ta đang ở
BÌNH MINH đó.
Đó cũng là lý do tại sao Günter Wilhelm Grass đã từng nói: “Không gì có thể thay thế văn hóa đọc”.
Günter Wilhelm Grass – là một Nhà văn Người Đức đoạt giải Nobel Văn học năm 1999 – tức là
Nhà văn trong Kỷ nguyên hiện đại, và ngay cả thời đại mà có vẻ như mọi thứ cần
được “số hóa” – thì VĂN HÓA ĐỌC SÁCH vẫn như ngọn hải đăng
đứng sừng sửng trong cuộc cách mạng chuyển giao thiên niên kỷ đó.
Đó chính là
VĂN HÓA ĐỌC SÁCH – VĂN HÓA SÁNG TẠO
sẽ tiếp tục dẫn đầu trong một giai đoạn mới của lịch sử - GIAI ĐOẠN CỦA KỶ NGUYÊN TỈNH THỨC – KỶ NGUYÊN SÁNG TẠO – phía sau KỶ
NGUYÊN NGUYÊN TRI THỨC – KỶ NGUYÊN THÔNG TIN TRI THỨC.
Và đó là lý do tại sao, “không gì có thể thay thế văn
hóa đọc”.
Chào mừng bạn đến với kỷ nguyên mới của nhân loại – KỶ NGUYÊN TỈNH THỨC.
Chào mừng bạn đến với kỷ nguyên hiện tại – KỶ NGUYÊN SÁNG TẠO.
Chào mừng bạn đến với kỷ nguyên của những con người mới
– những CON NGƯỜI TỈNH THỨC – những CON NGƯỜI SÁNG TẠO, với mục đích tối
thượng sáng tạo nên con người mới của mình.
Và VĂN HÓA ĐỌC
– VĂN HÓA SÁNG TẠO – VĂN HÓA THỨC TỈNH MỤC ĐÍCH SỐNG chính là văn hóa vĩ đại
nhất trong giai đoạn đó.
Và bạn đang đứng ở BÌNH MINH CỦA MỘT KỶ NGUYÊN MỚI CỦA NHÂN LOẠI. Một kỷ nguyên THỨC TỈNH MỤC ĐÍCH SỐNG – SỐNG THEO ĐÚNG MỤC
ĐÍCH – và trở thành NGƯỜI SỐNG ĐÚNG
MỤC ĐÍCH.
Thông điệp từ TRẦN TRUNG KIÊN (TK) | ROYAL AUTHOR |
ROYAL ADVISOR