[HIỂU VỀ ĐỌC SÁCH] Kỳ 9 – VĂN HÓA ĐỌC SÁCH LÀ “VĂN HÓA NỀN” CỦA MỌI NỀN VĂN HÓA NÀO CHO XÃ HỘI – CON NGƯỜI
Sức mạnh của việc đọc sách trở thành sức
mạnh của sự khai phóng và qua sự khai phóng bạn có thể trở nên khai sáng hơn trong
một cái thế giới mà hầu hết mọi người không phải di chuyển theo hướng có ý thức
hơn. Về mặt bản chất, di chuyển theo hướng kém ý thức hơn có vẻ như dễ dàng hơn
chứ không phải di chuyển có ý thức hơn.
Và
câu hỏi đặt ra là: Sự lựa chọn của bạn để trở nên có ý thức hơn hay là kém ý thức
hơn? Sự lựa chọn của một tổ chức là để trở nên có ý thức hơn hay là kém ý thức hơn?
Sự lựa chọn của tất cả chúng ta trên con đường tiến hóa là để trở nên có ý thức
hơn hay là kém ý thức hơn? Và câu trả lời phụ thuộc vào mỗi người – mỗi tổ chức
– và của tất cả chúng ta. Dẫu sao thì không ai có thể trở nên có ý thức hơn nếu
họ không tự nguyện lựa chọn như thế.
Việc
đọc sách hướng đến sản sinh ra những người có ý thức hơn. Tức là nhận thức về
việc tương tác với con người một cách có ý thức hơn. Một con người có ý thức
hơn sẽ tương tác với các sự kiện trong cuộc sống và nhận thức về việc tương tác
với các vấn đề trong cuộc sống một cách có ý thức hơn, một cách có hiểu biết hơn
chứ không phải là một cách kém ý thức và một cách kém hiểu biết. Đó là do tại
sao trong suốt 1500 năm của lịch sử - trong giai đoạn Trung Đại, nhân loại được
xem là ở trong một giai đoạn được gọi là Đêm
trường Trung cổ.
Thực
tế, nhân loại chỉ thực sự phát triển và văn minh đúng nghĩa trong 500 năm trở lại
đây (theo lịch sử chính thống ghi lại). Và một trong những đóng góp đáng kể cho
nhân loại đó chính là “Văn hóa đọc sách”
đã trở thành văn hóa chung của nhân loại khi những quyển sách đầu tiên của nhân
loại được phổ biến. Và “Kinh thánh” trở
thành một trong những quyển sách đầu tiên của nhân loại được phổ biến trong
giai đoạn sơ khai đó. Quyển sách được in ra rộng rãi và phổ truyền cho toàn bộ “Tây
Âu” vào thời điểm bấy giờ.
Chúng
ta biết rằng trong suốt chiều dài của lịch sử hơn 1.500 năm trước, “Tây Âu” vẫn
ở trong Đêm trường Trung cổ. “Phương Đông” có một chiều dài lịch sử phát triển
tương đối trong giai đoạn Phong kiến – với chiến tranh liên miên giữa các quốc
gia lớn nhỏ. Tuy nhiên 500 năm trở lại đây nền văn minh của “Tây Âu” phát triển
một cách vượt bậc vượt xa các quốc gia “Phương Đông” cả về lượng và về CHẤT, và
trở thành một trong những quốc gia đi chiếm ngược lại các nước Phương Đông.
Câu
hỏi đặt ra là: Làm thế nào mà những người
“Tây Âu” chỉ trong vòng 200 năm họ trở thành một vùng có một thế mạnh lịch sử
vượt xa các nước Phương Đông cả về lượng lẫn về CHẤT?
Và câu
trả lời chính là: Sự phổ truyền Văn hóa đọc và việc Dân chủ hóa thông tin, đặc
biệt là việc Dân chủ hóa Đọc sách đã mở ra một kỷ nguyên được gọi là Kỷ nguyên
văn minh - Kỷ Nguyên khai sáng – Kỷ nguyên Phục hưng.
Trong
thế giới của chúng ta, “Kỷ Nguyên thông tin” của những người Phương Đông được
thừa hưởng một cách cơ bản từ những người Phương Tây trong công cuộc truyền bá
Văn hóa của họ đi khắp thế giới qua các cuộc viễn chinh. Những thành tựu trong
500 năm qua đến từ những người Phương Tây, những người đưa các thành tựu phát
minh của họ vào công nghệ - khoa học – kỹ thuật – sáng tạo và phát minh. Họ phát
triển, và giải quyết các vấn đề về triết học – văn hóa và xã hội. Tại sao những
người Phương Tây làm được cuộc cách tân này? Thực tế, họ là những người tiếp nhận
thông tin một cách có nhận thức, và tiếp tục sáng tạo nên những giá trị mới cho
nhân loại. Và công cuộc của họ được thừa hưởng từ thành quả 500 năm – mà công
cuộc khởi nguyên chính là Phong trào Dân chủ hóa Đọc sách.
Bây
giờ, trong giai đoạn mới của lịch sử chúng ta bước vào bình minh của một “Kỷ nguyên Tỉnh thức”.Hay còn gọi là “Kỷ Nguyên Trí Tuệ”, tức là Kỷ nguyên
thông tin bậc nhất của nhân loại. Chúng ta bước vào giai đoạn mới của nhân loại,
được gọi là “Kỷ Nguyên Tỉnh thức” hay còn gọi là “Kỷ Nguyên Sáng tạo” – nơi đó
thế giới sẽ trở thành một và sự phát triển của “Phương Đông” sẽ dần dần đồng
hành cùng với sự phát triển của Phương Tây – trên tiến trình phát triển đó – nếu
con người ngày càng trở nên “Tỉnh thức”. Và qua sự thức tỉnh đó, chúng ta kiến
tạo ra một thế giới mới được gọi là một thế giới, một thế giới có ý thức hơn, một
thế giới có nhận thức hơn, và một thế giới có hiểu biết hơn.
Và câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để
chúng ta có thể tiến đến một thế giới có ý thức hơn, có nhận thức hơn và có hiểu
biết hơn?
Và
câu trả lời là: Chính là chúng ta bắt đầu tư duy lại về các vấn đề mà chúng ta
đang đối mặt trong cuộc sống. Và thay vì chúng ta giải quyết hết vấn đề này đến
vấn đề khác – thì chúng ta cần đưa ra giải pháp để giải quyết triệt để từng vấn
đề một – và thông qua cách giải quyết đó không để phát sinh thêm vấn đề mới nữa.
Đó
là lý do tại sao mà chúng ta tìm đến phương pháp TƯ DUY THEO ĐÚNG MỤC ĐÍCH – đó
là do tại sao chúng ta tìm kiếm những cuốn sách có giá trị, để từ đó chúng ta
tiếp cận được vấn đề theo đúng mục đích, và giải quyết các vấn đề một cách triệt
để nhất.
Sự
thật là trong thế giới của chúng ta có rất nhiều vấn đề cần được giải quyết và
cần được giải quyết triệt để. Hoàng Gia
chia sẻ, “Tư duy theo đúng mục đích là cách tư duy lại về vấn đề cần giải quyết
và đưa ra phương pháp để giải quyết vấn đề một cách triệt để nhất.”
Chúng
ta có các vấn đề về tài chính, chúng ta có các vấn đề về xã hội, chúng ta có
các vấn đề về giáo dục, chúng ta có các vấn đề về kinh tế, chúng ta có các vấn
đề về chính trị, chúng ta có các vấn đề về văn hóa - về con người - về thể chế
- về cơ chế - về sáng tạo về - lưu thông… về tất cả những thứ mà chúng ta đang
đối diện.
Trong
cuộc sống từ các vấn đề về gia đình hôn nhân, pháp luật, xã hội, văn hóa, con
người, kinh tế tài chính,… và kể cả các vấn đề về chính trị, khi chúng ta ngày
càng ý thức hơn và nhìn nhận các vấn đề một cách đúng mục đích hơn, chúng ta sẽ
phát hiện ra rằng không phải các vấn đề là trở ngại trong quá trình tiến hóa,
mà việc giải quyết các vấn đề sai mục đích mới là trở ngại trong quá trình tiến
hóa.
Chúng
ta bắt đầu tư duy lại về việc giải quyết vấn đề, chúng ta bắt đầu tư duy lại về
việc tiếp cận các vấn đề, chúng ta bắt đầu tư duy lại về việc giải quyết vấn đề
theo đúng mục đích. Chúng ta phát hiện ra rằng, chúng ta cần giải quyết vấn đề
từ gốc rễ, từ nguyên nhân đã sinh ra vấn đề đó.
Và
tư duy về việc giải quyết vấn đề một cách triệt để nhất, đó chính là cánh cửa dẫn ta đến THỰC
SỐNG – TỰ DO – HẠNH PHÚC thật sự. Và con đường này chính là Tư duy theo
đúng mục đích, và tư duy theo đúng mục đích bắt đầu từ ĐỌC SÁCH – và khởi động Văn hóa Đọc sách như là nền tảng của mọi nền
Văn hóa cho Xã hội – Con người.
Thông điệp từ TRẦN TRUNG KIÊN (TK) |
ROYAL AUTHOR | ROYAL ADVISOR