TẬP THƠ “CHẶNG ĐƯỜNG HOA LỬA” – TÁC GIẢ PHẠM VĂN SƯỚNG
– VỚI LỜI BÌNH TỪ NGUYỄN MẠNH HÙNG – MỘT ĐỘC GIẢ TRẺ THUỘC THẾ HỆ 8X CÓ
AM HIỂU VỀ THỜI CUỘC VÀ ĐẤT NƯỚC HIỆN TẠI
(Lời bình theo ý hiểu và góc nhận xét
cá nhân của bạn Nguyễn Mạnh Hùng – một bạn trẻ thế hệ 8X sống trong thời đại đất
nước bình an không có chiến tranh bom đạn)
Đọc tập thơ “Chặng đường Hoa Lửa” của Tác
giả Phạm Văn Sướng tôi thấy rằng một thời và một chặng đường khó gặp lại,
những nhân vật, những hoàn cảnh ngoài sức tưởng tưởng mà tác giả đã đi qua và
ghi lại bằng cả tấm lòng chân thực cho con cháu đời sau… bằng người thật, việc
thật, bằng quyết tâm cháy bỏng, tác giả đã đưa tôi về lại hơn 50 năm về trước.
“…Giặc Mỹ đánh bom ga Vũ Ẻn
Làng trên xóm dưới xôn xao!”
Ngay lúc đó, với quyết tâm của mình
tác giả đã vượt lên tất cả và quyết định rất nhanh chóng, dứt khoát “Đi”
“…Hát lên hỡi em hãy hát lên,
Lịch sử gọi ta bước sang trang,
Buồn thương không thể nào khác được,
Ở cương vị nào ta cũng xung phong”
Xếp bút nghiên, nhận lấy súng đạn mà
đầm ấm lãng mạn biết đến dường nào trong đêm đầu tiên hội diễn văn nghệ Quân
Dân
“Hồi ấy Em gọi Tôi là Rim
(Viên đại tá trong rừng Bình Giã)
Còn Tôi gọi Em là Dim
(Người yêu của ruồi trâu)
Lãng mạn hơn nữa, ta tìm gặp trong
bài “Gác
Đêm”
“…Quê hương ơi hãy lặng yên
Bao nhiêu trăng sáng trải lên vườn
Dưới hàng Dương liễu bay tha thướt
Cả súng và anh cuốn tóc em”
Khi phải xa Bắc Thái, xa nơi “lò luyện” để ra nơi trận mạc thì:
“Bắc Thái ơi ta nhớ lắm
Những rừng sim tím nắng lưng đồi!”
Và
“…Đem trái tim hồng đọ bom mỹ
Gian khổ hi sinh quyết không lui”
Những đoàn xe cắm cờ giải phóng đưa
lính ra mặt trận (đoạn đường Nam Định – Ninh Bình) giữa tiếng hò reo “giải phóng” và hình ảnh những bà mẹ vội
quăng gồng gánh chạy đến quỳ xuống bên ven đường “làm dấu thánh giá”- cầu an cho người ra trận. Từ ấy đến tận bây giờ
tác giả chẳng thể nào quên. (Theo lời kể của tác giả)
“Chinh chiến em ơi đời chinh chiến
Anh đi trong dằng dặc đoàn quân…”
Tiếng đàn ghi ta dồn dập trầm lắng: “...Mẹ ơi chúng con sẽ về! chúng con sẽ về,
là người vui chiến thắng.”
Có thể nói cuộc chiến đấu của tác giả
là quãng đời ở Đồng Chum (Xiêng Khoảng – Lào)
“Đồng Chum ơi, nơi ta chưa đến bao giờ
Ngổn ngang cây đổ, xác xơ bom đào”
(Xuyên Đồng Chum)
Và bài Đồng Chum Khói Lửa:
“Sống làm sao được hả trời:
- Con hoẵng chết thui khi đang chạy
Con ong bay cả đàn thiêu cháy
Sót con chim gẫy cánh nhẩy lò cò!”
Và Nhớ Đồng Chum:
Đẹp làm sao khi lúc trăng lên:
Chị hằng che mặt một cành thông
Đêm cao nguyên trăng thanh gió mát
Bông mây lơ lửng lạc trên đồng
Ly quê chinh chiến phút mủi lòng
Buồn thương vọng nhớ những hoàng hôn
Đời lính hồn thơ mênh mông quá
Cầm lòng chẳng được khóc òa lên!
Ôi! Đồng Chum - anh và em./.
Rồi Mơ Về Đồng Chum
Ôi các chị! Ôi các anh!
Tôi lại về nơi tung hoành khói lửa
Những tháng năm hào hùng gian khổ
Cùng bạn Lào gìn giữ Cánh Đồng Chum
Những tháng năm nằm hầm ăn củ chuối,
rau rừng, mưa bom bão đạn, sốt rét, lạc rừng
Từng nốt tím bầm đen tụ huyết
Trên làn da sốt rét xanh xao
…
Đã trộn vào đất bao máu thịt
Múc hố bom ăn-nước đỏ ngầu”
Thời gian ơi, thời gian! Thời gian
trôi đi để bao người mơ ước may mắn thành đạt, hạnh phúc. Còn đối với vợ lính
thì lo lắng chờ đợi, thảng thốt mất còn.
“Thôi anh ơi! anh Vũ Đình Xinh
Đầu em đã bạc trắng trăm phần”
Và về thì:
-Ôi chao chằng chịt quá trời –
Nơi thì vá thịt nơi thời khoét sâu,
Mảnh đạn còn ở trong đầu…”
(Lỡ)
Còn hình ảnh của 2 em bé nhỏ thật tội
nghiệp và đáng thương quá chỉ vì chiến tranh đó là: Em Bé Xa Khăm & Em Gái Da Cam
Em ngồi bên mẹ hình chữ thập
Mảnh bom vằm mẹ em vào ngực
Em ngồi khóc - vũng máu loang!!!
(Em Bé Xa Khăm)
Và
“Tất cả cho “Độc lập - Tự do - Chiến thắng”
Mất mắt, hở môi đâu riêng em?!
(Gửi Em gái Da Cam)
Nhưng rồi tất cả gian khổ hi sinh,
đau thương mất mát… chúng ta đã vượt qua để rồi khi trở về với quê hương đất nước,
tác giả vẫn mơ về Đồng Chum, về nước Lào mà bao người đã tình nguyện đi chiến đấu
xây dựng và bảo vệ cho nước bạn.
…
Ôi các anh “tình nguyện quân
Máu chúng ta đổ ra không uổng
Những tháng năm hy sinh dũng cảm
Đã góp phần xây dựng nước bạn Lào! ./.
Thông điệp từ NGUYỄN MẠNH HÙNG – Một
độc giả am hiểu Tập thơ “Chặng đường hoa lửa” từ Tác giả Phạm Văn Sướng