[KINH SÁCH – MỤC ĐÍCH VỊ NHÂN SINH] - KỲ 1
///---
“Chỉ có thái độ coi sách là báu vật tinh thần quan trọng nhất và vĩnh cửu
mới tạo nên thái độ coi trường học là cái nôi của dân tộc.” – Oleksandrovych
Sukhomlynsky Vasyl
///---
Chân dung Oleksandrovych Sukhomlynsky Vasyl - Nhà Giáo dục vĩ đại
TK (*) – Hỏi: Nhà Giáo dục vĩ đại Oleksandrovych Sukhomlynsky Vasyl đã từng
nói “Chỉ có thái độ coi sách là báu vật tinh thần quan trọng nhất và vĩnh cửu mới
tạo nên thái độ coi trường học là cái nôi của dân tộc”. Và câu hỏi đặt ra là tại
sao giữa SÁCH và GIÁO DỤC – TRƯỜNG HỌC lại có mối quan hệ mật thiết đến như vậy?
Hoàng Gia – Đáp:
Như chúng ta biết rằng giáo dục chỉ có thể đạt được mục đích và ý nghĩa vị nhân
sinh thực sự khi Giáo dục con người THỰC
HỌC, và điều đó có nghĩa là GIÁO DỤC phải hướng cho con người đến giai đoạn
TỰ HỌC thì giáo dục mới hoàn thành hết
được sứ mệnh của chính mình. Và điều đó có nghĩa là NGƯỜI THẦY – NHÀ GIÁO DỤC phải là người truyền thụ kiến thức đến
lúc mà NGƯỜI HỌC – HỌC SINH đạt được cấp độ TỰ HỌC – TỰ VẤN thì họ mới thành công. Một mô hình giáo dục như thế
đã từng được xây dựng bởi các thế hệ Triết gia trước đây như Socrates, Plato, Aristoteles…
hoặc những gia sư của các vị Vua là những Nhà triết học – Nhà khoa học vị nhân
sinh. Và điều này đồng nghĩa với việc một Nhà giáo dục chân chính là một người
khiến cho học sinh phải trở nên TỰ HỌC – TỰ GIÁO DỤC – TỰ VẤN chính mình. Và
đây chính là con đường thực sự của môi trường giáo dục thành công. Do đó, có thể
nói rằng sách đóng vai trò cực kỳ trọng tâm để người học có thể trở nên “tự học
– tự giáo dục” chính mình thành công.
Về mặt bản chất, sách có giá trị như
là con đường để giúp mỗi người tự học. Bởi vì chỉ có tự đọc thì mới có thể tự học,
chỉ có tự học mới có thể tự làm (tự giúp đỡ, SELF-HELP), và chỉ có thể tự làm mới
có thể tạo ra giá trị thực, và chỉ có tạo ra giá trị thực thì mới “dám sống thực”
trên giá trị thực mà mình đã tạo ra. Tất cả bắt đầu từ tự đọc – tự học – thực học.
Vậy nên, trong kinh nghiệm của tôi và
có lẽ trong kinh nghiệm của tất cả chúng ta, ngừng đọc tức là ngừng tư duy, và
ngừng tư duy thì sẽ ngừng học. Mục đích của giáo dục cơ bản là làm thế nào con
người có thể “tự học” – và nếu làm được điều đó, thì đó là thiên chức vĩ đại của
Nhà trường – Nhà giáo – và cũng là con đường vĩ đại của một người học vấn chân
chính.
Mặc dù thế giới của chúng ta luôn tồn
tại những nghịch lý, nhưng Vũ trụ luôn sắp xếp mọi thứ trở nên cân bằng, và bởi
vì đúng mục đích là nguyên mẫu của mọi nguyên mẫu, cho nên nếu chúng ta có thể
hoàn thành được giai đoạn “tự học” – tự giáo dục, chúng ta có thể tin tưởng một
cách chắc chắn rằng sự thành công là có thật, và đó chính là “phần thưởng” dành
cho những ai sống một cuộc đời theo đúng mục đích.
Có 5 giai đoạn mà một con người phải
trải qua trong cuộc hành trình sống theo đúng mục đích của mỗi người, trong đó
sự đọc – sự học được xem là giai đoạn số 1 và số 2. 5 giai đoạn của một đời người
sống theo đúng mục đích, đó là:
+ Thứ nhất, đọc và tự đọc – thực đọc.
+ Thứ hai, học và tự học – thực học.
+ Thứ ba, làm và tự làm – thực nghiệp.
+ Thứ tư, giá trị hóa và tự vốn hóa – kiến tạo giá trị thực.
+ Thứ năm, đúng mục đích – thực sống – tự do – hạnh phúc – sống theo đúng
mục đích dựa trên giá trị thực mà mình đã tạo ra.
Mỗi giai đoạn của cuộc sống luôn có
những thử thách khác nhau, nhưng nếu con người có thể hoàn thành mỗi giai đoạn
theo đúng mục đích, con người sẽ đến được nơi mà họ muốn đến – thực sống – tự
do – hạnh phúc trên cuộc hành trình nhân sinh.
Và bởi vì lẽ thật về sự đọc – sự học
được xem như là hai giá trị cơ bản để có thể thực nghiệp – kiến tạo giá trị thực,
cho nên điều này đồng nghĩa với việc nếu hai nền tảng đầu tiên chưa được xây dựng
một cách vững chắc thì hai chân còn lại (thực nghiệp – kiến tạo giá trị thực) sẽ
bị ảnh hưởng rất nhiều.
Trong một thế giới có nhiều sự thay đổi,
nhưng những nguyên lý bất biến thì không bao giờ thay đổi. Và nguyên lý bất biến
đó chính là “MỤC ĐÍCH VỊ NHÂN SINH” –
nghĩa là mục đích vì cuộc sống của con người, và đó chính là thứ mà chúng ta cần
“hiểu con người” trước khi vì con người. Và để hiểu được con người, chúng ta cần
bắt đầu với chính mình – HIỂU BIẾT CHÍNH MÌNH.
“BIẾT
CHÍNH MÌNH” – đó chính là tuyên ngôn của Triết gia Socrates – Triết gia của
mọi triết gia.
“BIẾT
CHÍNH MÌNH LÀ BIẾT VŨ TRỤ” - đó chính là tuyên ngôn của Plato – Triết gia
và là học trò của Socrates.
BIẾT CHÍNH MÌNH LÀ BIẾT THẾ GIỚI – được xem là tuyên ngôn của Aristoteles – Triết gia và là học
trò của Plato.
BIẾT CHÍNH MÌNH VÀ CÓ THỂ CHINH PHỤC GẦN NHƯ TOÀN BỘ THẾ GIỚI – đó chính là con đường mà Alexander
Đại đế - Học trò của Aristoteles – đã từng đi qua.
Và thông điệp đó vẫn tiếp tục còn mãi
với thời gian – BIẾT CHÍNH MÌNH ấy là cái biết vĩ đại nhất từng được biết đến.
ĐỌC SÁCH – chính là “ĐỌC TÂM” – và ĐỌC
TÂM chính là “ĐỌC CHÍNH MÌNH” - ấy chính là lẽ thật của đời người vậy.
Vậy nên, từ ý nghĩa đó mà Oleksandrovych Sukhomlynsky Vasyl – Nhà
Giáo dục vĩ đại đã nói “Chỉ có thái độ
coi sách là báu vật tinh thần quan trọng nhất và vĩnh cửu mới tạo nên thái độ
coi trường học là cái nôi của dân tộc.” – như là con đường để chúng ta có
thể trân trọng sự đọc, trân trọng sự học như là tinh hoa của cá nhân – tinh hoa
của cộng đồng – tinh hoa của xã hội – tinh hoa của dân tộc – và tinh hoa của thế
giới.
///---
Thông điệp từ THẾ GIỚI ĐỌC SÁCH | ROYAL AUTHORS | ROYAL ADVISORS