“HAI BỨC TRANH” – Trích Tác phẩm “HÃY CHO ĐI NHỮNG GÌ BẠN MUỐN – TẬP 2” – LỜI BÌNH THƠ TỪ HOÀNG GIA
Bài thơ “Hai bức tranh” trong Tập thơ “Hãy
cho đi những gì bạn muốn – Tập 2” từ Tác
giả Hoàng Văn Quyền – Bút danh An Nhiên, cho chúng ta một góc nhìn về thế
giới của Người Cha – Người Con, và sự suy ngẫm về thế giới của Người Con khi trở thành Cha… Đó là khi ta có thể đọc đoạn thơ mở đầu, đó là,
“Bức tranh của Bố,
Vẽ ngày tập tô,
Ông bà giữ lại,
Giờ giấy bạc phơ.”
Đó là khi người Bố vẽ bức tranh của
mình trong thế giới của người Bố. Một bức tranh của một người chính là một thế
giới mà người đó có thể nghĩ ra được trong thế giới của họ. Và như bất kỳ ai
trong cuộc đời mình, đều có một thế giới mà mình phác họa. Thế giới mỗi người
khác phác họ sẽ khác nhau bởi vì thế giới mỗi người trông thấy là khác nhau.
Bài thơ “Hai bức tranh” cho chúng ta nhìn thấy được thế giới của Người Bố và
Người Con.
Đó là những gì được tiếp tục được viết
ra,
“Bức tranh đơn sơ,
Bố vẽ ngôi nhà,
Ông bà cho gà,
Bố Mẹ trồng hoa.”
Và tiếp tục Bố vẽ nên bức tranh của
mình là,
“Con chó chạy ra,
Anh chị vui đùa,
Trước căn nhà nhỏ,
Mà hạnh phúc to.”
Và bởi vì bức tranh của bố là như thế.
Tác giả đã chuyển sang bức tranh của con, đó chính là,
“Bức tranh của con,
Vẽ về tương lai,
Chẳng có ông bà,
Bố Mẹ cũng không.”
Bức tranh của con thể hiện thế giới của
con. Và thế giới của con là thế giới tương lai – thế giới đó được xây dựng từ ước
muốn của con, và cũng là thế giới mà mọi đứa trẻ đã tái hiện trong đầu trước
khi xây dựng nên thế giới thực. Đó chính là những vần thơ được xây dựng tiếp
theo là,
“Một ngôi nhà cao,
Ô tô hai cái,
Bể bơi đầy cá,
Cầu trượt xích đu.”
Thế giới của con thật tuyệt vời, vì
có những gì con muốn và hầu như đó là những gì mà con có thể thấy – muốn và làm
cho nó trở nên hiện thực. Thế giới của con là một thế giới đầy màu sắc, đầy hy
vọng, và có tương lai. Đó chính là những thứ như,
“Trong ngôi nhà to,
Đồ chơi có đủ,
Cạnh bên phòng ngủ,
Là phòng chơi game.”
Và như mọi đứa trẻ lớn lên, một bức
tranh được thể hiện đầy màu sắc theo mọi hướng khác nhau, trong ngôi nhà to –
và có mọi thứ trong ngôi nhà to đó. Và nếu như bạn đã từng lớn lên với ước muốn
về thế giới này, bạn cũng sẽ đã từng vẽ một thế giới như thế - MỘT BỨC TRANH thể
hiện những gì bạn muốn trong cuộc đời mình.
“Hai đứa trẻ con,
Đang chơi điện tử,
Đến khuya chưa ngủ,
Có phòng cà phê.”
Đó là sức mạnh của hy vọng, niềm tin
và con đường tiến về phía trước. Và trong thế giới đó, mọi thứ được xây dựng –
sắp đặt và cung ứng cho mọi thứ mà con muốn, nhưng có thể không có những gì đáng
phải có, như cách mà người Bố chất vấn…
“Con ơi bố hỏi,
Ngôi nhà to thế,
Mà phòng bố mẹ,
Sao chẳng thấy đâu.”
Phải chăng đó là điều mà mọi đứa trẻ
đã bỏ qua trong việc xây dựng thế giới của riêng mình – một thế giới tuyệt vời
được xây dựng nên, nhưng lại không có bố mẹ. Tình yêu thương của bố mẹ dành cho
con là vô bờ bến, nhưng điều ngược lại thì hoàn toàn không chắc chắn.
Thế giới này tồn tại những nghịch lý,
và tình yêu là một trong những thứ nghịch lý nhất của thế giới này. Người cha
người mẹ có thể dành tình yêu con cái cả đời và tình yêu đó đi cùng năm tháng –
vẫn nguyên vẹn như ngày nào, nhưng ngược lại tình yêu mà con cái dành cho cha mẹ
luôn chớp nhoáng và nhanh chóng tắt lịm trong vòng xoáy của cuộc đời.
Khoảnh khắc đó được mô tả tiếp theo với,
“Công trình của bố,
Tương lai con đó,
Công trình của con,
Bố Mẹ ra rìa.”
Và sự thật về tình yêu như vậy – tính
nghịch lý của tình yêu được tìm thấy ở mọi nơi. Chẳng có điều gì trong thế giới
này nghịch lý hơn tình yêu, và chẳng có điều gì trong thế giới này vượt lên
trên nghịch lý hơn là tình yêu – và bởi vì sự nghịch lý như vậy có vẻ như hiển
nhiên vẫn tiếp tục được tồn tại. Đó là công cha nghĩa mẹ vẫn tiếp tục được duy
trì bất chấp con cái của họ có thể di chuyển cuộc đời theo hướng nào – có hiếu
hay không…
“Con ơi hãy vẽ,
Thêm một phòng nhỏ,
Bố mẹ ở trong,
Lương tựa tuổi già.”
Và điều đơn giản nhất có thể được
phơi bày đó chính là những gì mà con cái làm cho cha mẹ - sẽ được con của con
làm lại cho người con. Và đó là lời nhắc nhở đơn giản nhưng sâu sắc về mọi người
– mọi người con – và mọi thế hệ sau này…
“Bởi rất có thể,
Con con sẽ vẽ,
Bức tranh tương lai,
Như con đã vẽ.”
An Nhiên | 01-03-2018 | Hà Nội
Chân dung Tác giả Hoàng Văn Quyền – Bút danh An Nhiên |
Hãy để ý đến những điều đơn giản như
thế, và bạn sẽ thấy cuộc sống là công bằng. Vậy nên, “Hãy cho đi những gì bạn muốn” – như là thông điệp đầu tiên và cơ bản
nhất mà Tác giả Hoàng Văn Quyền – Bút
danh An Nhiên gửi gắm đến cho chúng ta, như là cách thức mà chúng ta tương
tác với thế giới này – theo bất kỳ hướng nào để nhận được những gì chúng ta muốn…
///---
Lời bình từ TRẦN TRUNG KIÊN (TK) | ROYAL AUTHOR | ROYAL ADVISOR