“Làm thế nào để ghi dấu “Triết lý Quản trị Nhân sự của Việt Nam” trên Bản đồ Quản trị Nhân sự toàn cầu?” – Thông điệp từ Chuyên gia Nhân sự Võ Thanh Sơn
Mở đầu câu chuyện, Doanh nhân – Chuyên gia Nhân sự Võ Thanh Sơn chia sẻ “Làm thế nào để ghi dấu “Một Triết lý” – hoặc “Một Lý thuyết về Quản trị Nhân sự của Việt Nam” trên Bản đồ Nhân sự toàn cầu?” Hay nói cách khác, trong lịch sử Văn hoá của Việt Nam với hơn 4.000 năm văn hiến, chúng ta cần khai sinh ra một thứ gì đó, có thể mang tầm thế giới, mà theo cách nào đó có thể “cung cấp cho thị trường toàn cầu”.
Trong sự thật của lịch sử Việt Nam, về lĩnh vực Quản trị - Quân sự - Nhân sự - Văn hoá, có những thành tựu đáng kể, như: Trong 10 Danh tướng Vĩ đại nhất Thế giới – Việt Nam được ghi nhận có đến “2 Danh tướng” trong số 10 Danh tướng – Quân sự vĩ đại nhất thế giới, đó chính là Chiến lược gia – Đại tướng Võ Nguyên Giáp, và Chiến lược gia – Nhà quân sự Trần Hưng Đạo. Vì thế, về lĩnh vực Nhân sự - Quản trị Con người, thì Việt Nam cũng có một nền tảng nhất định.
Trong lĩnh vực tri thức, Việt Nam từng được xem là “Do Thái của Phương Đông”, thì bằng một cách nào đó, câu hỏi về vấn đề Quản trị Nhân sự vẫn là câu hỏi đi xuyên suốt cuộc hành trình kinh thương của Doanh nhân – Chuyên gia Nhân sự Võ Thanh Sơn.
Và bài toán này được khởi động hoàn toàn chính xác vào thời điểm hiện tại!
Nói cách khác, trong tất cả các vấn đề mà con người đối diện, thì vấn đề CON NGƯỜI thực sự là vấn đề trọng tâm của bất kỳ doanh nghiệp – tổ chức – cộng đồng – và thuộc bất kỳ cơ chế với bất kỳ hệ thống nào. Và vì thế, đây thực sự là vấn đề liên quan mật thiết đến toàn bộ tổ chức – doanh nghiệp, và có mắc xích “như là nền tảng” mà mọi thứ khác được tạo nên.
Tuy nhiên, những thách thức để xây dựng được “Hệ thống Triết lý Nhân sự” – hay còn gọi là “Một Học thuyết về vấn đề Quản trị Nhân sự” có khả năng “cung cấp” cho toàn cầu – để ghi dấn ấn về “Mô hình Quản trị Nhân sự của Việt Nam – từ Tác giả Việt Nam”, như Chuyên gia Nhân sự Võ Thanh Sơn chia sẻ là một thách thức. Bởi điều này, cần được sự thống nhất giữa khoa học, con người, và nghệ thuật lãnh đạo thực tế… có khả năng triển khai cũng như thực thi được ở quy mô toàn cầu.
Thứ nhất, đó là thách thức về “khoa học” – và hệ thống Lý thuyết “quốc tế hoá”
Điều này có nghĩa là, chúng ta cần phải hiểu về thế giới “Làm gì?” – “Có gì?” – và “Đã làm những điều đó tới đâu rồi?”… Và thế giới đã có những Mô hình Quản trị Nhân sự nào, và điều này chính là con đường mới để phổ biến với thế giới về những gì “Chúng ta có” – và những gì “Thế giới có” – và chúng ta có thể làm tốt hơn như thế nào?
Thứ hai, đó là thách thức về “con người” – và hệ thống Lý thuyết có khả năng “cá nhân hoá”.
Nghĩa là, nó vừa là “Quốc tế hoá” với góc độ vĩ mô, vừa là “Cá nhân hoá” mà trong đó mỗi Doanh nhân – Nhà kinh doanh – Chủ Doanh nghiệp có thể “biết nó” – “hiểu nó” – và có thể áp dụng được ngay… tại môi trường cụ thể với những con người cụ thể - trong những điều kiện cụ thể. Vì thế, đây không phải chỉ là Mô hình nghiên cứu về Quản trị Nhân sự - mà nó chính là mô hình thực tế về Quản trị Nhân sự.
Nói đến đây, chúng ta có thể biết được những Chuyên gia Kinh tế hàng đầu thế giới “ngự trị” trong lĩnh vực của họ như:
+ Philip Kotler – Cha đẻ của Học thuyết Marketing hiện đại
Philip Kotler – Cha đẻ của Học thuyết Marketing hiện đại |
+ Michael Porter – Cha đẻ của Học thuyết cạnh tranh Hiện đại
Michael Porter – Cha đẻ của Học thuyết cạnh tranh Hiện đại |
+ Peter Drucker – Cha đẻ của Học thuyết Quản trị Kinh doanh Hiện đại – và là Người khai sinh ra khái niệm “Nền kinh tế tri thức” – tức là “Nền kinh tế dựa trên Tri thức” – và “Tri thức” có khả năng trở thành “Vốn hoá” trực tiếp cho hầu hết mọi mô hình kinh doanh có yếu tố tăng trưởng.
Peter Drucker – Cha đẻ của Học thuyết Quản trị Kinh doanh Hiện đại |
Và như chúng ta biết rằng, câu chuyện về “Quản trị Nhân sự” vẫn là một bài toán còn nhiều thử thách – để ghi nhận “Cha đẻ của Quản trị Nhân sự Hiện đại của thế giới, là ai?” – tức là Người có khả năng khai sinh ra một Học thuyết về Quản trị Nhân sự của Việt Nam, có khả năng áp dụng cho thị trường toàn cầu… Và đây chính là bài toán thực sự mà Doanh nhân – Nhà kinh doanh – Chuyên gia Nhân sự Võ Thanh Sơn đề xuất… Và đó thực sự là một con đường mới “đáng ước mơ”.
Và Tác giả cũng “tự vấn” (phản tư) – đó có phải là “khát vọng” hay là “vĩ cuồng”? Hiển nhiên, đây không phải là câu hỏi dẫn đến câu trả lời! Tuy nhiên, từ quan điểm của Tác giả Hoàng Gia thì điều này là hoàn toàn khả thi. Nói cách khác, đã đến lúc chúng ta cần làm một điều gì đó “cho thế giới” từ Việt Nam, thay vì chỉ nhập khẩu…
Thứ ba, đó là thách thức về “Nghệ thuật lãnh đạo” và là con đường mới để “đưa hệ thống Lý thuyết về Nhân sự” đi vào thực tế - và có thể triển khai một cách xuyên suốt… mang tính đồng bộ hoá!
Vì lý do đó, Hội thảo về Chủ đề này được ra đời với bài toán được đặt ra là “Làm thế nào để có thể kiến tạo nên một Học thuyết về Quản trị Nhân sự của Việt Nam, có thể ghi dấu vào Bản đồ Nhân sự toàn cầu?”
Hội thảo có sự tham gia của những Doanh nhân – Nhà kinh doanh – Chuyên gia Nhân sự - và những Chuyên gia trong lĩnh vực của họ như:
+ Ông Nguyễn Quang Huy – Chủ tịch của ba Doanh nghiệp lớn, bao gồm Vietnam Corp, VIKOTRA Corp, và All Amen Group – Đồng thời là Chủ tịch sáng lập Hệ sinh thái Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Việt Nam.
+ Ông Nguyễn Đức Thọ - Doanh nhân – Nhà đầu tư – và Chủ tịch Hệ sinh thái Antin Group - Tác giả Quyển sách "Đầu tư Hiệu quả" và "Không ai là số 0".
+ Ông Đỗ Văn Hiếu – Nhà báo – Doanh nhân
+ Ông Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn Tác giả - Nhà Đại diện Xuất bản Sách Hoàng Gia
+ Ông Nguyễn Văn Khiêm – Mục sư
+ Ông Võ Thanh Sơn – Doanh nhân – Chuyên gia Nhân sự - Tác giả chính và là Người đề xuất bài toán “Làm thế nào để xây dựng một Học thuyết về Nhân sự của Việt Nam, có thể ghi dấu ấn trên Bản đồ Nhân sự toàn cầu?”
+ Cùng các khách mời – Giảng viên – Chuyên gia nhân sự thuộc về những lĩnh vực khác nhau của những Công ty khác nhau như: Bà Nguyễn Nhật Ánh Thy, Bà Đặng Thu Hương, Ông Lê Văn Lên,… cùng các nhân vật quan trọng khác!
Hội thảo, đã đưa ra những vấn đề thực sự “đáng giá” để giải quyết bài toán đáng giá – có khả năng tạo ra sự thay đổi mới trong thời gian sắp tới, đó chính là “Làm thế nào để tạo ra một Triết lý – một Học thuyết về Quản trị Nhân sự từ Việt Nam, có khả năng ghi dấu ấn trên Bản đồ Quản trị Nhân sự toàn cầu?”
Và thông điệp mạnh mẽ nhất mà chúng ta có thể nói, “Khi chúng ta cùng nhau – không gì là không thể!”. Với thông điệp từ “TRÁI TIM” – Thông điệp từ Tình yêu thương “vô điều kiện” – “Agape – Action For Love” – như những gì mà Doanh nhân – Chuyên gia Nhân sự Võ Thanh Sơn đã tâm huyết, trên con đường kiến tạo nên Agape Global!
Và đó là điều thực sự mà chúng tôi tin rằng, “Khi chúng ta cùng nhau – không gì là không thể!”.
///---
Thông điệp từ TRẦN TRUNG KIÊN (TK) | ROYAL AUTHORS | ROYAL ADVISORS